Philadelphia Baptist Confession of Faith–part 9

Chương thứ nhất: “Giáo Lý Về Kinh Thánh”

Điều 8

Cả Kinh Thánh Cựu Ước được viết bằng Tiếng Hêbơrơ (là Tiếng mẹ đẻ của Dân Chúa thời Cựu Ước) lẫn Kinh Thánh Tân Ước được viết bằng Tiếng Hy Lạp là một thứ Tiếng (mà vào thời Tân Ước) vốn được rất nhiều nước biết và sử dụng đều được trực tiếp thần cảm bởi Đức Chúa Trời và bởi sự quan phòng thần hựu của Ngài mà Kinh Thánh được giữ gìn nguyên vẹn suốt các đời và nhờ đó mà luôn có tính chân thực; và nhờ tính chân thực ấy mà Kinh Thánh luôn mang tính tài phán tối hậu đối với mọi tranh luận tôn giáo giữa vòng Hội Thánh mọi thời đại. Thế nhưng không phải là tất cả Dân Sự của Đức Chúa Trời – là những người có quyền thông giải Kinh Thánh – đều biết các thứ Tiếng này khi phải hoàn thành phận sự đọc và nghiên cứu Kinh Thánh trong sự kính sợ Đức Chúa Trời cho nên họ đã phải dịch Kinh Thánh ra các ngôn ngữ thông thường của các nước để Lời Kinh Thánh có thể ở đầy trong lòng họ mà giúp họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời cách hiệp nghi, và để họ có được sự trông cậy nhờ sự an ủi của Lời Kinh Thánh.

Tuyên Xưng Philadelphia (1742)

(GSiV: A Few Confessions of Faith in Vietnamese; Inerrancy)