QUYỀN NĂNG CAO CẢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Ở VIỆT NAM (Ê-phê 1:4-5)

Những Điều Chúng Ta Cần Cầu Nguyện–part 4

(Ê-phê-sô 1:15-23)

Thứ nhì: Phao-lô cũng cầu nguyện họ sẽ biết được quyền năng của Chúa để thực hiện mục đích này đối với họ. Nhiều khi chúng ta cảm thấy kiệt sức, bất lực trước những khó khăn trong cuộc sống và không biết Chúa đủ sức để giữ gìn đức tin đến ngày cuối cùng hay không. Phao-lô khẳng định rằng quyền năng của Chúa mà đang giữ gìn chúng ta là cùng quyền năng mà đã khiến Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chét – không phải chỉ không đủ mà còn quá dư để bảo hộ chúng ta khỏi tất cả các thẩm quyền, thế lực, chủ quyền, và mọi danh hiệu, là những kẻ có quyền lực mà lại phải tùng phục dưới chân của Đức Chúa Giê-xu vì Đức Chúa Trời đã đặt Ngài trên muôn loài vạn vật.

Thế thì một người đã được Chúa ban linh để cảm nhận niềm hy vọng này với quyền năng của Chúa thì làm sao đức tin có thể thất bại trên đời này được? Người đó sẽ sống tự tin, không sợ hãi gì hết, thậm chí không sợ ngày qua đời của họ, là ngày họ kết thúc đoạn cuộc đua này để được sống lại rồi và thừa hưởng vũ trụ mới mà Đức Chúa Trời đã hứa cho chúng ta.

Cầu xin ân điển và tình yêu thương của Chúa Giê-xu ở cùng với anh chị em. Amen.

-Guest “CG”

(GSiV: Prayer; Ân Điển của Phúc Âm)

Những Điều Chúng Ta Cần Cầu Nguyện–part 3

(Ê-phê-sô 1:15-23)

Nhiều người gần như không bao giờ đi nhóm mà lại tưởng họ thuộc về Chúa thì làm sao có thể được? Việc đi nhóm hay không chẳng phải là vấn đề chính vì Kinh Thánh không có chỗ nào bắt chúng ta phải “đi nhóm.” Tuy nhiên, nếu không bao giờ gặp anh em trong Chúa thì làm sao thể hiện tình yêu thương với họ được?

Nếu chúng ta là một trong số người vậy thì chúng ta nên bỏ tưởng tượng rằng chúng ta đã được cứu rồi, nài xin Chúa cứu chúng ta thật sự, ban cho chúng ta đức tin sống kèm theo tình yêu thương từ nơi Chúa dành cho hội thánh Ngài.

  • “17 Tôi nài xin Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, là Cha vinh quang, ban cho anh em linh của sự khôn ngoan và sự mặc khải, để anh em nhận biết Ngài.”

Ngoài việc cảm tạ Chúa đã cứu dân Ê-phê-sô ra, Phao-lô còn nài xin cho họ hai điều nữa. Đây cũng là một số điều thật bất ngờ cho chúng ta. Đầu tiên là điều này: chủ yếu ông xin Chúa ban cho họ sự hiểu biết. Vì sự hiểu biết này không thể nào từ con người mà phát hiện hoặc suy ngẫm ra nên ông xin Chúa ban cho họ “linh của sự khôn ngoan và sự mặc khải” để họ mới biết Ngài. Nếu họ đã tiếp nhận Chúa rồi thì sao lại ông mới cầu nguyện rằng họ sẽ nhận biết Ngài vậy? Vì quá trình trưởng thành của chúng ta chủ yếu là một cuộc hành trình tìm hiểu về Chúa và vì Đức Chúa Trời là linh nên chúng ta chỉ có thể hiểu được Ngài một cách thuộc linh. Các thư viện trên thế giới đầy bao nhiêu quyển sách viết về đạo Tin Lành và đức tin Cơ đốc bởi những người không tin, chẳng hiểu Đức Chúa Trời vì họ chưa được ban linh khôn ngoan bởi Ngài.

  • “18 Tôi cũng xin Ngài soi sáng con mắt của lòng anh em, để anh em biết niềm hi vọng mà Chúa đã gọi anh em đến là gì, sự phong phú của cơ nghiệp vinh quang Ngài trong các thánh đồ là thể nào, 19 và đâu là quyền năng vĩ đại không dò lường được của Ngài đối với chúng ta là những người tin, theo sự tác động của quyền năng siêu việt của Ngài. 20 Đó là quyền năng Ngài đã thực hiện trong Đấng Christ khi khiến Đấng Christ từ cõi chết sống lại, và đặt ngồi bên phải Ngài trong các nơi trên trời, 21 vượt trên tất cả mọi quyền thống trị, mọi thẩm quyền, mọi thế lực, mọi chủ quyền, và mọi danh hiệu, không chỉ trong đời nầy mà cả đời sắp đến nữa. 22 Ngài đã đặt vạn vật dưới chân Đấng Christ và lập Đấng Christ làm đầu mọi sự vì Hội Thánh. 23 Hội Thánh là thân thể Ngài, là sự đầy dẫy của Đấng làm viên mãn mọi sự trong mọi loài.”

Cụ thể điều Phao-lô mong Chúa sẽ cho dân Ê-phê-sô hiểu được rằng:

Thứ nhất: niềm hy vọng mà Chúa đã gọi họ đến. Bản chất của đạo Tin lành là chúng ta được gọi để tận hưởng vương quốc của Đức Chúa Trời, là trời mới và đất mới sau khi Ngài tái sáng tạo vũ trụ. Một người được Đức Chúa Trời ban con mắt nhìn thấy tương lai này sẽ sống trên đời này hoàn toàn khác với thiên hạ. Tức là họ không cần giành giữ những thứ mà dân ngoại xem là quý báu mà lại không có hy vọng. Dù chúng ta bệnh, nghèo, bị bắt bớ, đau khổ, v.v. thì chúng ta vẫn không than thở bởi vì chúng ta còn một hy vọng để dành cho ngày Chúa Giê-xu tái lâm, là chúng ta sẽ kế thừa vương quốc và cùng tham gia vào vinh hiển của Đức Chúa Trời.

-Guest “CG”

(GSiV: Prayer; Ân Điển của Phúc Âm)

Những Điều Chúng Ta Cần Cầu Nguyện–part 2

(Ê-phê-sô 1:15-23)

Chúng ta nên nhớ rằng ai tin Chúa thì người âys được Đức Chúa Trời chọn mới tin và vì thế mà một mình duy nhất Đức Chúa Trời được ngợi khen khi một người tin Ngài.

Chúng ta cũng nên cẩn thận không “tạo ra” đức tin trong một người bằng cách thúc đẩy họ tin Chúa khi họ chưa hiểu được gì về đạo Tin Lành vì cách đó thể hiện rằng chúng ta không hiểu đúng Đức Chúa Trời và sự ban cho của Ngài là như thế nào. Chúa là chủ của sự cứu rỗi chứ không phải chúng ta.

Đức tin của dân Ê-phê-sô có tình yêu thương dành cho tất cả thánh đồ kèm theo. Đây mới là đức tin thiệt sự vì cả hai đức tin và tình yêu thương xuất phát từ Đức Chúa Trời và được ban cho những ai Ngài chọn trước khi sáng tạo trái đất.

Chúng ta hãy chú ý rằng tình yêu thương này dành đặc biệt cho các thánh đồ chứ không phải là tình yêu thương mơ hồ hoặc chung chung.

Một người xưng tin Chúa mà chỉ yêu thương người ngoại đạo mà không yêu thương thánh đồ thì cho hay rằng đức tin của họ không phải là loại đức tin mà Đức Chúa Trời ban.

Nếu chúng ta đã nhận đức tin từ nơi Ngài thì chúng ta cũng đã nhận một tình yêu thương đặc biệt nhằm đến tất cả mọi người đạo Tin Lành. Bởi việc này chúng ta có thể phân biệt các loại “đức tin.”

-Guest “CG”

(GSiV: Starting churches; UnityPrayer; Ân Điển của Phúc Âm ;

Luther, Calvin, Farel, Reformation & Sanctification &

Năm Điều Duy Nhất Của Cuộc Cải Chánh (5 onlys, 5 solas))

Những Điều Chúng Ta Cần Cầu Nguyện–part 1

(Ê-phê-sô 1:15-23)

Câu 15: “Vậy nên, khi tôi nghe về đức tin của anh em trong Chúa là Đức Chúa Jêsus, và tình yêu thương của anh em đối với tất cả thánh đồ, (câu 16) thì tôi vì anh em, không ngừng dâng lời cảm tạ, luôn nhắc đến anh em trong khi cầu nguyện.”

Ở đây là một điều thật bất ngờ là sứ đồ Phao-lô nghe về đức tin của các tín đồ này thì mới cầu nguyện không ngừng vì họ. Thông thường chúng ta cầu nguyện nhiều cho bạn bè, gia đình mình cho đến khi họ tin Chúa rồi sau khi họ tin thì chúng ta dừng lại vì cớ là nghĩ rằng Chúa sẽ giữ gìn họ nên chúng ta không cần dành thời gian để cầu thay cho họ nữa miễn là họ bị ốm hoặc đức tin của họ bị bất ổn và họ đứng trước nguy cơ rớt đức tin.

Còn Phao-lô cầu nguyện cho họ chính vì lý do là ông đã nghe về đức tin của họ chứ không phải ông cầu nguyện rằng họ sẽ tin đâu.

Vì đức chúa trời là tác giả của sự cứu rỗi nên ông cảm tạ Ngài mà thôi. Phao-lô không khen dân Ê-phê-sô giỏi hoặc khôn ngoan hoặc may mắn hoặc bất cứ gì từ con người họ mà ra nhưng trái lại, ông cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài đã lựa chọn họ để được ban cho họ sự cứu rỗi qua đúc tin (đoạn 1 câu 4). Bấy giờ sự lựa chọn của Ngài đã được bày tỏ bởi việc họ đặt niềm tin vào Chúa Giê-xu nên Phao-lô biết họ là dân của Ngài mà cầu nguyện vì họ.

-Guest “CG”

(GSiV: Prayer; Ân Điển của Phúc Âm)

41 cách thể hiện của trái Thánh Linh trong Hội Thánh: phần 4

Trung Tín

  1. Chào thăm nhau (2 Cô-rinh-tô 13:12-13)
  2. Gặp gỡ nhau (Hê-bơ-rơ 10:25)
  3. Cân nhắc việc khích lệ nhau trong tình yêu thương và các việc lành (Hê-bơ-rơ 10:24)
  4. Khuyến khích nhau (Hê-bơ-rơ 10:24)
  5. Nhóp họp dự tiệc thánh với nhau (1 Cô-rinh-tô 11:33)

Nhu Mì

  1. Đối xử với nhau như chi thể của nhau (Ê-phê-sô 4:25)
  2. Dạy dỗ và khuyên răn nhau (Cô-lô-se 3:16, Romans 15:14)
  3. Dạy dỗ được cho nhau (Châm Ngôn 9:9, 10:17, 19:20)
  4. Giúp đỡ lẫn nhau (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14)
  5. Thuận phục nhau (Ê-phê-sô 5:21)

Tiết Độ

  1. Mặc áo khiêm nhường khi đối đãi nhau (1 Phi-e-rơ 5:5)
  2. Mau nghe, chậm nói, chậm giận với nhau (Gia-cơ 1:16)

-Guest “G”

(GSiV: Unity)

41 cách thể hiện của trái Thánh Linh trong Hội Thánh: phần 3

Nhân từ

  1. An ủi nhau (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:18)
  2. Đối xử nhân từ với nhau (Ephesians 4:32)
  3. Chăm sóc cho nhau (1 Cô-rinh-tô 12:25)
  4. Tiếp đãi nhau (1 Phi-e-rơ 4:9)

Lương Thiện

  1. Vui mừng và khóc với nhau (Rô-ma 12:15)
  2. Đối đáp nhau bằng lời ca thi thiên, thánh ca và các ca khúc thiêng liêng (Ê-phê-sô 5:19)
  3. Đừng lấy ác báo ác; làm điều thiện cho nhau (Rô-ma 12:17)

 

-Guest “G”

(GSiV: Unity)

41 cách thể hiện của trái Thánh Linh trong Hội Thánh: phần 2

Bình An

  1. Cùng một tình yêu thương, đồng tâm nhất trí với nhau (Phi-líp 2:2, Rô-ma 15:5, 1 Cô-rinh-tô 1:10)
  2. Coi người khác quan trọng hơn mình (Phi-líp 2:3)
  3. Sống hòa thuận với nhau (Rô-ma 12:16)
  4. Hoan nghênh và coi trọng sở thích của nhau (Rô-ma 14, 15:7)
  5. Sống hòa thuận thay vì khiêu khích nhau (Mác 9:50, Ma-thi-ơ 5:9, 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:13)
  6. Xưng tội với nhau (Gia-cơ 5:16)
  7. Cầu nguyện cho nhau (Gia-cơ 5:16)
  8. Đừng phàn nàn trách móc nhau (Gia-cơ 5:9)
  9. Tha thứ cho nhau (Cô-lô-se 3:13)

Nhẫn Nại

  1. Đừng lên án nhau (Ma-thi-ơ 7:1-6; Rô-ma 14:13)
  2. Khoan dung, chịu đựng nhau (Cô-lô-se 3:13; Ê-phê-sô 4:2)

-Guest “G”

(GSiV: Unity)

41 cách thể hiện của trái Thánh Linh trong Hội Thánh: phần 1

Yêu Thương

  1. Làm cho người khác điều mình muốn họ làm cho mình (Ma-thi-ơ 7:12)
  2. Làm điều thiện cho nhau (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:15)
  3. Đừng khăng khăng đòi người khác theo ý mình nếu đó không phải ý Chúa (1 Cô-rinh-tô 13:5)
  4. Đừng suy dẫn và gán lòng dạ không tốt cho nhau (1 Cô-rinh-tô 13:7)
  5. Khuyến khích và gây dựng nhau (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11) thay vì tự phụ, khiêu khích lẫn nhau (Ga-la-ti 5:26)
  6. Dùng ân tứ đã nhận lãnh để phục vụ cho nhau (1 Phi-e-rơ 4:10)
  7. Kính nhường nhau với lòng tôn kính (Rô-ma 12:10)
  8. Hãy mang gánh nặng cho nhau (Ga-la-ti 6:2)
  9. Lấy tình yêu thương nói lên sự thật (Ê-phê-sô 4:15)
  10. Lấy tình yêu thương phục vụ lẫn nhau (Ga-la-ti 5:13)

Vui Mừng

  1. Làm cho những người lãnh đạo hội thánh vui mừng trọn vẹn (Phi-líp 2:2, Hê-bơ-rơ 13:17)

-Guest “G”

(GSiV: Unity)

A Prayer for the Church in Vietnam: Reformation Follow Up

‘Xin Đức Chúa Trời ban phước cho người Việt Nam hiểu rõ về nền tảng của sự Cứu Rỗi. Và ban cho nước Việt Nam dáy lên những người Tôi Tớ hiểu rõ về Lẽ Thật của Đức Chúa Giê-xu Christ. Xin Chúa ban cho nước Việt Nam có những Hội Thánh có Lẽ Thật được thành lập.’

-J

Cuộc Cải Chánh

Cầu Nguyện