PDF: J. Reisinger
PHẦN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ PHẦN CỦA CON NGƯỜI TRONG SỰ CỨU RỖI
(“God’s Part and Man’s Part in Salvation” by John Reisinger)
Cả Đức Chúa Trời lẫn con người phải làm một số việc trước khi một người có thể được cứu. Những người theo học thuyết Calvin thái quá (hyper-Calvinism) chối bỏ sự cần thiết việc làm ở con người, và những người theo thuyết A-mi-ni-us chối bỏ bản chất thật trong việc làm Thiên Thượng. Không nên nói như thuyết A-mi-ni-us là phần của Đức Chúa Trời là chu cấp sự cứu rỗi cách miễn phí cho mọi người, và phần của con người là sẵn sàng tiếp nhận nó. Đây không phải là điều chúng ta đã nói ở trên, cũng không phải là điều Kinh Thánh dạy. Để thật sự hiểu điều lời Chúa thực sự phán và cố trả lời những điều nhỏ nhặt “vớ vẫn” (straw dummy; straw man), chúng ta sẽ thiết lập từng chủ đề một.
Một: Một người phải ăn năn và tin để được cứu. Không người nào được được cứu và trở nên con cái của Đức Chúa mà không sẵn lòng từ bỏ tội lỗi để trở lại cùng Chúa Cứu Thế. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng con người được cứu mà không cần ăn năn, trái lại Kinh Thánh luôn dạy những điều cần thiết này đối với một người trước khi được cứu. Câu trả lời duy nhất của Kinh Thánh đối với câu hỏi: “Tôi phải làm gì để được cứu?” là “Tin Chúa Cứu Thế Giê-xu thì ngươi sẽ được cứu.”
Hai: Mỗi người ăn năn và tin Phúc âm thì sẽ được cứu. Mỗi linh hồn, không có sự ngoại lệ nào, đáp lại đòi hỏi Phúc âm đến với Chúa Cứu Thế sẽ được Đức Chúa Trời, Cha của Chúa Giê-xu Christ chúng ta tiếp nhận và tha thứ. Phi-líp Bliss đưa chân lý này vào âm nhạc khi ông nói: “Những ai sẽ mãi mãi phải còn lại…”
Nếu chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn về điều gì, chúng ta có thể chắc rằng Chúa Cứu Thế sẽ không bao giờ từ bỏ lời hứa của Ngài để tiếp nhận “mọi người đến với Ngài.” Và John Bunyan xưa đã nói: “hãy đến và được tiếp đón” là lời đời đời của Đấng Cứu thế đối với mọi tội nhân.
BA: Sự ăn năn và đức tin không phải là hành động của người khác thay cho chúng ta nhưng là hành động tự do của chính mình. Con người, bằng tâm trí, tấm lòng và ý chí của mình phải từ bỏ tội lỗi và tiếp nhận Đấng Christ. Đức Chúa Trời không ăn năn và tin nhận cho chúng ta – chúng ta phải làm điều đó. Từ bỏ tội lỗi và hướng đến đức tin nơi Chúa Cứu Thế là việc làm của con người, và mỗi người đáp ứng với sự kêu gọi của Phúc âm phải làm vậy vì người ấy thực lòng muốn làm như vậy. Người đó muốn được tha thứ và chỉ có thể được tha thứ bởi sự ăn năn và tin. Không một ai, kể cả Đức Chúa Trời có thể từ bỏ tội lỗi thay cho chúng ta, chúng ta phải làm điều đó. Không ai có thể tin cậy Đấng Christ “thay chỗ của chúng ta”, cá nhân chúng ta phải nhận biết và sẵn lòng tin cậy Ngài để được cứu.
Bây giờ có lẽ có một số người suy nghĩ, “Đó không phải là điều A-mi-ni-us dạy sao?” Thưa bạn, đó là điều Kinh Thánh dạy và dạy cách rõ ràng. “Nhưng chẳng phải những người theo Calvin đã chối bỏ tất cả ba điểm đó sao?” Tôi không nói đến hay cố bênh vực “những người theo Calvin” vì họ đến từ hàng trăm sự khác nhau. Nếu bạn biết người nào chối bỏ những sự thật trên, thì người đó, bất kể họ cho mình là gì, đang chối bỏ sứ điệp rõ ràng của Kinh Thánh. Tôi có thể chỉ nói cho chính mình, và tôi sẽ không chối bỏ điều lời Đức Chúa Trời dạy quá rõ ràng. “Nhưng chẳng phải anh đã thiết lập tín lý về ý chí tự do và chối bỏ sự chọn tuyển chọn và tán thành việc con người phải ăn năn và tin và đó là việc làm của chính người ấy?” Không, chúng ta không chứng minh ý chí tự do cũng không chối bỏ sự chọn lựa vì thật sự không thể làm điều đó. Chúng ta chỉ trình bày chính xác điều Kinh Thánh nói một người phải làm để được cứu. Bây giờ chúng ta hãy xem điều Kinh Thánh nói một tội nhân có thể làm và điều người đó không thể làm.
BỐN: Tương tự việc Kinh Thánh nói con người phải ăn năn và tin để được cứu, cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng, vì cớ bản tánh tội lỗi, con người hoàn toàn không thể ăn năn và tin. Cả ba khả năng tâm trí, tấm lòng và ý chí của con người đã không có khả năng hay ước muốn tiếp nhận chân lý phúc âm phải được tiếp nhận chân lý. Thực tế, điều trái ngược là đúng. Toàn bộ con không những không thể đến hoặc không muốn đến với Đấng Cứu Thế, nhưng từng phần trong bản chất con người tích cực chống đối Đấng Cứu Thế và chân lý. Việc khước từ Chúa Cứu Thế là Chúa và Đấng Cứu thế không phải là một “hành động khước từ thụ động”, nhưng là một chọn lựa cố ý có suy nghĩ. Đó là sự cố tình lựa chọn nói “không” với Đấng Cứu Thế” và “có” với bản ngả và tội lỗi. Không ai ở “lưng chừng” trong sự tôn kính Đức Chúa Trời và uy quyền của Ngài. Như đức tin là một hành động chủ ý của tâm trí, tấm lòng và ý chí thì cũng là sự vô tín. Đây là điều Chúa Giê-xu nói trong Giăng 5:40 “Các ngươi (chọn lựa cho mình) không muốn đến cùng ta để được sự sống!” Vâng, sự vô tín là một hành động của ý chí. Thực tế, sự vô tín là đức tin thực sự, nhưng đáng tiếc đó là đức tin vào bản thân mình.
Tin và giảng các điểm Một, Hai, Ba mà không giảng điểm Bốn là hoàn toàn xuyên tạc Phúc âm về ân điển của Đức Chúa Trời. Nó đem đến một bức tranh hoàn toàn sai trật của tội nhân và nhu cầu thật của họ. Nó chỉ cho thấy một nữa tội lỗi của con người. Nó bỏ đi điểm quan trọng nhất về nhu cầu của con người hư mất đó là: con người thiếu quyền năng hay thiếu khả năng chiến thắng bản tánh tội lỗi và những ảnh hưởng của nó. “Phúc âm” dựng lên từ cách nhìn này thì chỉ mới một nữa Phúc âm. Ở điểm này thì truyền giảng hiện đại thật sự thất bại đáng thương. Nó làm đảo lộn trách nhiệm của con người với khả năng của họ, và sai lầm thừa nhận rằng một tội nhân có khả năng đạo đức để làm được tất cả những gì Đức Chúa Trời truyền cho họ. Phần mạch văn “không thể” của Kinh Thánh hoặc đã hoàn toàn bị phớt lờ hay bóp méo bởi sự xuyên tạc Phúc âm thật về ân điển cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
Vui lòng lưu ý một phân đoạn Kinh Thánh trình bày cách rõ ràng về những điều mà một người hư mất không thể làm:
Một người không thể nhìn thấy nước Đức Chúa Trời cho đến khi người ấy được sanh lại. (Giăng 3:3)
Một người không thể hiểu – cho đến khi người ấy được ban cho một bản tánh mới. (I Cô-rinh-tô 2:14)
Một người không thể đến – cho đến khi người ấy được Thánh Linh gọi. (Giăng 6:44-45)
Chúng ta không đủ khoảng trống để đi vào tất cả những cái “không thể” nhưng ba điều này cũng đủ cho thấy rằng một tội nhân hoàn toàn không thể (chú ý không phải là “sẽ không”) đến cùng Đấng Christ cho tới khi Đức Chúa Trời làm điều gì đó trong bản tánh của tội nhân. “Điều gì đó” là điều Kinh Thánh gọi là sự tái sanh, hay sự sanh lại, và đó là công việc độc đáo của Đức Chúa Thánh Linh. Con người không có phần gì trong sự tái sinh.
NĂM: Sự tái sanh, hay sanh lại là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống thuộc linh giúp chúng ta làm điều chúng ta phải làm (ăn năn và tin) nhưng KHÔNG THỂ LÀM vì ách nô lệ của chúng ta đối với tội lỗi. Khi Kinh Thánh nói con người chết trong tội lỗi, có nghĩa là tâm trí, tấm lòng và ý chí của con người chết trong tội lỗi về phương diện tâm linh. Nhưng khi Kinh Thánh nói về con người chúng ta “nô lệ trong tội lỗi” nghĩa là toàn bộ con người chúng ta bao gồm ý chí của chúng ta ở dưới sự nô lệ và quyền lực của tội lỗi. Chúng ta thật sự cần Đấng Christ chết đền thay cho án phạt tội lỗi của mình, nhưng chúng ta vô cùng cần Đức Thánh Linh ban cho chúng ta bản chất mới trong sự tái sanh. Con Đức Chúa Trời giải phóng chúng ta về phương diện pháp lý khỏi án phạt tội lỗi, nhưng chỉ Đức Thánh Linh có thể giải phóng chúng ta khỏi quyền lực và sự chết của sự băng hoại trong tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cần sự tha thứ để được cứu, và Đấng Christ đã chu cấp sự tha thứ và công bình trọn vẹn trong sự chết của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần sự sống thuộc linh và khả năng, và Thánh Linh chu cấp điều đó cho chúng ta trong sự tái sanh. Công việc tái sanh của Đức Thánh Linh khiến chúng ta tiếp nhận công lao chuộc tội của Đấng Christ bằng đức tin thật.
Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời ba ngôi, không người nào có thể hiểu “sự cứu rỗi vĩ đại” của Ngài cho tới khi người ấy hiểu được mỗi Thân Vị của Đức Chúa Trời thực hiện một phần quan trọng, cần thiết trong sự cứu rỗi. Không người nào có thể tuyên bố “Phúc âm vinh hiển của ân điển” và bỏ đi tình yêu thương chọn lựa tối thượng của Đức Chúa Cha cùng quyền năng tái sanh của Đức Thánh Linh như phần thiết yếu của Đức Chúa Trời trong sự cứu chuộc tội nhân. Nói về “phần của Đức Chúa Trời” trong sự cứu rỗi chỉ là “cung ứng” sự tha thứ và phần của con người là “kẻ sẵn lòng” tiếp nhận nó là bỏ qua cả công tác cứu chuộc của Đức Chúa Cha và quyền năng tái sanh của Đức Thánh Linh. Điều này không chỉ khiến con người thành một “đối tác” toàn diện với Đức Chúa Trời trong công tác cứu rỗi, nó công nhận con người đóng vai trò quyết định trong vấn đề này. Thật buồn cười và tệ hại khi trao cho Đấng Christ sự vinh hiển vì công việc của Ngài trên thập tự và thế rồi trao cho tội nhân sự công nhận về công việc của Đức Chúa Cha qua sự đời đời (chọn lựa) và công việc của Thánh Linh (trong sự tái sanh) tấm lòng chúng ta. Thật vô cùng bất kính đối với Thánh Linh quyền năng khi nói: “Đức Thánh Linh sẽ bày tỏ công việc quyền năng của Ngài đem sự sống cho bạn ngay khi bạn cho phép Ngài.” Điều đó giống như đứng tại nghĩa trang để nói với người chết rằng: “Tôi sẽ cho anh sự sống và khiến anh sống lại từ mồ mã nếu anh thực hiện bước đầu tiên của đức tin và xin tôi làm điều đó.” Thật là một sự từ chối hoàn toàn bất lực của tội nhân. Tuyệt vời!
Căn nguyên sai lầm của phúc âm về ý chí tự do của những người theo thuyết A-mi-ni-us là nhìn thấy phần của con người, sự ăn năn và đức tin là những kết quả và ảnh hưởng của công việc Đức Chúa Trời, và không phải là thành phần thiết yếu cung cấp bởi “phần tội nhân.” Mỗi người trở lại với Đấng Christ sẵn lòng làm điều đó, nhưng sự sẵn lòng đó là một kết quả trực tiếp từ sự chọn lựa của Đức Chúa Cha và sự kêu gọi có hiệu lực của Thánh Linh. Nói: “Nếu anh tin, Đức Chúa Trời sẽ đáp ứng đức tin bằng Sự Tái Sanh”, là hiểu sai nhu cầu thật của con người và trình bày sai công việc thiết yếu của Đức Chúa Trời.
SÁU: Kinh Thánh cho thấy rõ ràng rằng đức tin và sự ăn năn là bằng chứng và không phải là nguyên nhân của sự tái sanh. Giả sử một người đã chết hai mươi lăm năm chào bạn ở ngoài đường vào một ngày nọ. Bạn có kết luận rằng người đó đã chán chết và “quyết định” nhờ bác sĩ vĩ đại thực hiện một phép lạ cho anh sự sống? Tôi chắc rằng bạn sẽ la lên trong sự kinh ngạc: “Bạn ơi, điều gì đã xảy ra với bạn? Ai đã khiến bạn sống lại?” Bạn thấy người ấy đang sống vì anh ta đang đi và thở, nhưng liệu bạn có biết đó là bằng chứng của một phép lạ đã được thực hiện trên đời sống anh ta và không phải là kết quả do sức mạnh của ý chí của chính anh ta. Vì thế khi một người chết về phương diện thuộc linh bắt đầu bày tỏ những hành động thuộc linh như ăn năn và đức tin, “những bông trái” thuộc linh này cho thấy phép lạ của sự tái sinh đã diễn ra.
Để tôi minh họa điều này với một ví dụ Kinh Thánh: Công vụ 16:14 là một bằng chứng rõ ràng của điều trên. Theo tôi biết, đây là chỗ duy nhất trong Tân ước dùng cụm từ “mở lòng” và Kinh Thánh trao sự công nhận đối với “cởi mở” này cho quyền năng của Đức Chúa Trời chứ không phải do ý chí của con người. Truyền giảng hiện đại làm điều hoàn toàn ngược lại và công nhận sự mở lòng là sức mạnh “ý chí tự do” của con người. Nhớ rằng chúng ta không bàn liệu con người phải sẵn sàng mở lòng mình hay không. Chúng ta đã giải quyết vấn đề đó ở các điểm Một, Hai, và Ba. Chúng ta đang tìm hiểu nguồn sức mạnh khiến con người có thể thực hiện hành động thuộc linh đó. Thuyết A-mi-ni-us đòi hỏi ý chí tự do của con người phải cung cấp sự sẵn sàng hay sức mạnh và Kinh Thánh nói rằng Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban quyền năng hay khả năng trong sự tái sanh. Chúng ta hãy xem phân đoạn Kinh Thánh dùng cụm từ “mở lòng” và xem nó có phù hợp với các ý trước đây của chúng ta không:
“Có một người trong bọn đó nghe chúng ta, tên là Ly-đi, quê ở thành Thi-a-ti-rơ, làm nghề buôn hàng sắc tía, vẫn kính sợ Đức Chúa Trời. Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phao-lô nói.” (Công vu 16:14). Bản dịch NIV nói: “Chúa mở lòng bà đáp ứng sứ điệp Phao-lô giảng.” Trước hết chúng ta để ý Ly-đi thực sự “chăm chú” hay lắng nghe lời của Phao-lô. Bà vui mừng nghe và sẵn lòng tiếp nhận sứ điệp của ông. Như chúng ta đã thấy, bà phải làm như vậy để được ích lợi từ phúc âm và được cứu. “Sự chăm chú” của Ly-đi, hay nghe và tin, minh họa những điểm Một, Hai và Ba ở trên và bác bỏ thuyết Calvin thái quá (là thuyết nói người được chọn sẽ được cứu bất luận họ có nghe và tin Phúc âm hay không). Ly-đi đã chọn tin và bà làm như vậy vì đã hết lòng mong muốn. Bà không “miễn cưỡng” cũng không phải Đức Chúa Trời đã nghe và tin giùm bà. Đó là sự đáp ứng của chính bà và đó là sự đáp ứng sẵn sàng nhất. Tiếp đến, chúng ta thấy thật sự như điều Đức Chúa Trời đã làm. Chúng ta thấy bày tỏ điều Đức Chúa Trời phải làm trước khi Ly-đi được cứu. (1) Ngài chu cấp một sự cứu rỗi “bởi ân điển qua đức tin” có thể đã được giảng. Rõ ràng “những điều đã nói” bởi Phao-lô là những sự kiện Phúc âm liên quan sự chết, chôn và phục sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta, và quả thật Chiên Con này là sự chu cấp ân điển của Đức Chúa Trời. (2) Đức Chúa Trời cũng đã mang sứ điệp về sự chu cấp của Ngài đến cho Ly-đi. Ngài sai một sứ giả để nói với bà về kế hoạch cứu rỗi vĩ đại này. Đức Chúa Trời trãi qua nhiều khó khăn để chu cấp một Phúc âm – Ngài đã ban Con Một của Ngài để chịu chết. Ngài đã đi đến những kết cuộc vĩ đại để chu cấp một diễn giả như Phao-lô; hãy đọc điều đó trong lời chứng của Phao-lô trong Công vụ 22. Tại điểm này phái A-mi-ni-us rời xa Kinh Thánh tiếp tục áp dụng lý luận của con người vào những lẽ thật ở trên. Họ thất bại trong việc tìm xem những phần còn lại của Kinh Thánh và thấy rằng Đức Chúa Trời phải làm điều gì khác. (3) Đức Chúa Trời phải mở tấm lòng lòng Ly-đi (hay ban cho bà sự sống thuộc linh) để bà sẽ có thể tin.
Tâm trí thiên nhiên của bà bị mù lòa, tấm lòng thiên nhiên của bà chống lại Đức Chúa Trời, và ý chí của bà ở trong sự nô lệ cho tội lỗi và sự chết thuộc linh. Chỉ có quyền năng của Đức Chúa Trời mới có thể giải phóng bà khỏi nghĩa trang của sự băng hoại thuộc linh này. Việc ban cho sự sống và quyền năng là công việc duy nhất của Đức Chúa Trời. Lưu ý rằng Kinh Thánh công bố rằng chỉ có Đức Chúa Trời khiến cho tấm lòng của Ly-đi mở ra. Thật không thể không thấy điều đó trong phân đoạn trừ khi bạn không chịu chấp nhận điều Đức Chúa Trời nói cách rõ ràng. Hãy xem những từ ngữ cách cẩn thận: … CHÚA MỞ LÒNG người … cũng hãy chú ý cách Đức Thánh Linh dạy chúng ta cách rõ ràng mối quan hệ giữa nguyên nhân và sự kết quả trong sự trở lại đạo Ly-đi. Đức Chúa Trời là Đấng mở lòng của Ly-đi, đó là nguyên nhân, và Ngài đã làm vậy để bà có thể chú ý đến các lẽ thật mà Phao-lô đã giảng, đó là kết quả. Bây giờ là điều lời của Đức Chúa Trời phán! Đừng làm ầm ĩ với “thần học chết” hay chế nhạo tên của Calvin, chỉ hãy đọc những lời trong Kinh Thánh. Nếu bạn cố chối bỏ với lý do là Ly-đi đã hiểu và tin Phúc âm là vì Đức Chúa Trời đã hoàn toàn mở lòng bà và khiến bà tin, bạn đang chống lại lời của Đức Chúa Trời. Nếu bạn cố lấy “ý chí tự dọ” của con người làm yếu tố xác định trong văn mạch này, thì bạn đang cố làm sai lạc lời của Chúa. Ân điển của Đức Chúa Trời không chỉ chu cấp sự cứu rỗi, mà quyền năng Ngài cũng ban cho chúng ta khả năng để có ước muốn lẫn tiếp nhận nó. Ngài làm việc trong chúng ta “để vừa muốn vừa làm theo.” Công việc của Ngài trong chúng ta khiến “ước muốn” sự tái sanh và tôi nói lại, công việc tái sanh (sanh lại) hoàn toàn là việc của Đức Thánh Linh. Giây phúc chúng đánh mất tầm nhìn về tính ưu việt giữa việc “được cứu bởi đức tin” (việc làm của con người) và được “sanh lại bởi Thánh Linh” (việc làm của Đức Chúa Trời), chúng ta đang hướng đến sự bối rối, khó hiểu. Chúng ta sẽ tin rằng con người có thể làm điều Kinh Thánh nói cách rõ ràng là họ không thể làm.
Tính cần thiết của công việc Thánh Linh bị chối bỏ về phương diện thần học, chẳng bao lâu nói sẽ bị lờ đi trong thông lệ thực tế. Đây là cảnh khó khăn của truyền giảng hiện đại. Vì các nhà truyền giảng tin rằng sự tái sanh nằm trong sức mạnh và khả năng của ý chí con người, “thần học của chính mình” (me theology) tạo trở nên quan trọng hơn so với thần học của Kinh Thánh, và việc tổ chức và quảng bá trở thành yếu tố cốt lõi cho việc thành công trong khi tính cần thiết của công việc Thánh Linh lại bị quên lãng. Sự thật là buổi thờ phượng bằng môi lưỡi đã được thực hiện với nhu cầu để “Cầu xin sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh” và các tấm phiếu kêu gọi nhiều người “hứa cầu nguyện mỗi ngày” luôn được gởi đi trong nhiều tháng trước những chiến dịch lớn (big campaign; big evangelism event). Tuy nhiên, một số người không biết chắc liệu lời hứa cầu nguyện hay những lời hứa khác (dâng tiền) luôn được gởi kèm (“chỉ những món quà của bạn có thể khiến cho chiến dịch lớn này trở nên khả thi”) là quan trọng nhất đối với sự thành công của chiến dịch. Nhưng đó lại là chủ đề của những ngày khác….
Xuất bản gốc bởi tạp chí Monergism.com (2008).
This article was originally published in the 2008 at Monergism.com and is re-published here by permission of the editors.
www.godssovereigntyinvietnam.com
—
Go to main GSiV Resources page
—
(Hãy xem: “ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ SỰ CỨU RỖI:
Tín Lý Về Ân Điển Quyền Năng”
https://godssovereigntyinvietnam.com/sovereign-grace-paper/)