Giáo Luật của Dordt (Dort)

PDF: Giáo Luật của Đordt

GIÁO LUẬT CỦA DORDT (DORT)

(“Canons of Dordt (Dort)”)

{The Canons of Dort (Rules or Guidelines of Dordt) come from an international council (synod / hội nghị) of Reformed people which took place in the city of Dordrecht (Dordtrecht), Netherlands in 1618-1619.}

/

‘Từ năm 1618-1619, một hội nghị đã được tổ chức tại Dort. Đây thực sự là một hội đồng quốc tế của phái Calvin vì 28 trong số 130 đại biểu có mặt là những người thuộc phái Calvin từ Anh Quốc, Breman, Hesse, xứ Palatinate, Thụy Sĩ và Pháp. Phái Arminians đã trình diện trong cuộc họp với vai trò của những người biện hộ.’

  • ‘From 1618 to 1619 a synod was held at Dort. It was really an international Calvinistic assembly because 28 of the 130 present were Calvinists from England, Breman, Hesse, the Palatinate, Switzerland, and France. The Arminians came before the meeting in the role of defendants.’

 

‘Năm điều khoản của phái Calvin, là Giáo Luật Dort (Canons of Dort), để chống lại Lời Phản Kháng của năm 1610 đã được soạn ra, mà những môn đồ của Arminius trong hàng giáo phẩm đã bị cách chức.’

  • ‘Five Calvinistic articles, the Canons of Dort, opposing the Remonstrance of 1610 were drawn up, and the clerical followers of Arminius were deprived of their positions.’

 

-Earle E. Cairns, Christianity through the Centuries, 1996, ed 3rd, p. 318 / Cơ Đốc Giáo Trải Các Thế Kỷ, 2010, tr. 361.

/

Mục Lục (Giáo Luật của Dordt)

1. Giáo Điều Phần Thứ I: Sự Lựa Chọn Thiên Thượng Và Sự Hư Mất

      • Điều 1-18
      • Đoạn 1-9: Bác Bỏ Những Sai Lầm

2. Giáo Điều Phần Thứ II: Sự Chết Của Đức Chúa Giê-Su Christ, Bởi Đó Loài Người Được Cứu Chuộc

      • Điều 1-9
      • Đoạn 1-7: Bác Bỏ Những Sai Lầm

3-4. Giáo Điều Phần Thứ III và IV: Loài Người Sa Ngã, Sự Trở Lại Cùng Đức Chúa Trời, Phương Cách Để Trở Lại

      • Điều 1-17
      • Đoạn 1-9: Bác Bỏ Những Sai Lầm

5. Giáo Điều Phần Thứ V: Sự Bền Đổ Của Các Thánh Đồ

      • Điều 1-15
      • Đoạn 1-9: Bác Bỏ Những Sai Lầm

 

/ / /

 

GIÁO ĐIỀU PHẦN THỨ I

Sự Lựa Chọn Thiên Thượng và Sự Hư Mất

 

Điều 1: Vì trong Ađam mọi người đều đã phạm tội, bị rủa sả và đáng chịu chết mất đời đời, Đức Chúa Trời rất công bình nên tất cả mọi người phải bị hư mất và chịu đoán phạt bởi tội lỗi của họ gây ra, theo như lời các Sứ Đồ: Để cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:19) và vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:23). Vì tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23).

 

Điều 2: Nhưng tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ rõ ra qua việc Chúa sai con độc sanh của Ngài xuống thế gian, hầu cho hễ ai tin con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời (I Giăng 4:9; Giăng 3:16).

 

Điều 3: Để loài người có thể được đem tới và tin nhận Ngài, Đức Chúa Trời đã bày tỏ lòng nhân từ, sai các sứ đồ của Ngài tới, nhờ đó con người có thể ăn năn và đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu Christ đã bị đóng đinh “Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thế nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi thì rao giảng thế nào (Rô-ma 10:14-15)?

 

Điều 4: Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trần những ai không chịu tin đến Phúc Âm này. Nhưng hễ ai đã tiếp nhận Phúc Âm này mà nắm giữ lấy cứu Chúa Giê-xu bằng một đức tin sống và chân thật thì Ngài sẽ giải cứu người ấy khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời và khỏi sự hư mất và ban cho người ấy được sự sống đời đời.

 

Điều 5: Nguyên do của tội không tin và những tội khác bắt nguồn từ con người; còn đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ và sự cứu rỗi trong Ngài là tặng phẩm của Đức Chúa Trời ban cho, như có chép rằng: “Ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 2:8). Bởi cớ Đức Chúa Giê-xu Christ, Ngài đã ban ơn cho anh em không những tin Đức Chúa Giê-xu Christ mà thôi v.v… (Phi-líp 1:29).

 

Điều 6: Tình trạng một số người nhận được đức tin do sự ban cho của Đức Chúa Trời, còn những người khác không nhận được đức tin đó đã bắt nguồn từ ý chỉ đời đời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời “Từ trước vô cùng Ngài đã thông biết việc đó” (Công-vụ 15:18) Đấng làm mọi sự hợp ý muốn của Ngài (Ê-phê-sô 1:11). Chính bởi quyết định riêng của Ngài mà Chúa làm mềm lòng những kẻ Ngài chọn lựa; dù cho họ có cứng cỏi đến bực nào Ngài cũng khiến cho họ tin theo. Trong khi ấy thì Chúa phó những kẻ không được lựa chọn vào sự phán xét công bình của Ngài, theo như sự gian ác và cứng đầu của họ. Ở đây chúng ta không thấy bày tỏ sự phân biệt sâu xa, đầy thương xót và công bình giữa những người cùng ở trong một tình trạng hư hoại. Chính luật về sự lựa chọn và hư mất đã được bày tỏ ra trong lời của Đức Chúa Trời đã mạng lại niềm an ủi khôn tả cho những linh hồn thánh thiện và tin kính. Còn những người bại hoại, bất khiết và tâm trí không vững vàng thì tự chuốc lấy sự diệt vong.

 

Điều 7: Sự lựa chọn là một mục đích không thay đổi của Đức Chúa Trời. Trước khi tạo dựng nên thế gian, bởi ân điển và ý chí của Ngài, Chúa đã lựa chọn trong đám thế nhân lầm lạc và hư hoại một số người để được cứu chuộc trong Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng mà Đức Chúa Trời đã chỉ định làm Đấng Trung Bảo, và đứng đầu những kẻ được chọn và làm nền tảng cho sự cứu rỗi. Dù những người này không tốt đẹp hay xứng đáng gì hơn những người khác, tất cả cùng mang chung một nỗi khốn khổ. Đức Chúa Trời vẫn ban cho họ sự cứu rỗi trong Đức Chúa Giê-xu Christ, và cho họ được thông công với Ngài qua lời Chúa và Thánh linh của Ngài. Ngài ban đức tin thật cho họ xưng công bình và thánh hóa họ, giữ gìn họ trong sự thông công với Ngài và cuối cùng cho họ được vinh hiển để bày tỏ ơn thương xót của Ngài, để ca ngợi sự giàu có của ân điển vinh quang của Ngài, như có chép rằng: “Trước khi sáng thế Ngài đã chọn chúng ta trong Đức Chúa Giê-xu Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời, bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài, bởi Đức Chúa Giê-xu Christ, theo ý tốt của Ngài, để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong con yêu dấu của Ngài” (Ê-phê-sô 1:4-6). “Còn những kẻ Ngài đã định sẵn thì Ngài đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì ngài cũng đã xưng là công bình và những kẻ Ngài đã xưng công bình thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển” (Rô-ma 8:30).

 

Điều 8: Chẳng có những điều luật khác nhau về sự lựa chọn, nhưng chỉ có một điều luật liên quan đến cả những người sẽ được cứu, cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước. Bởi vì Thánh Kinh đã tuyên bố rằng: “Sự đẹp lòng mục đích là lời khuyên dạy thiên thượng cũng chỉ là một mà thôi,” theo đó Ngài đã lựa chọn chúng ta từ đời đời theo ân điển và sự vinh hiển của Ngài, để được cứu rỗi và biết đường đưa đến sự cứu rỗi, là con đường mà Ngài đã truyền cho chúng ta bước theo.

 

Điều 9: Sự chọn lựa này không xây dựng trên đức tin được thấy trước và sự vâng phục theo đức tin, cũng chẳng bởi sự thánh thiện hay bất cứ phẩm chất học tính tình tốt lành nào nơi con người. Những cái đó không phải là nguyên do hoặc điều kiện tiên quyết mà sự lựa chọn này căn cứ theo. Nhưng loài người được lựa chọn để có đức tin, để vâng phục theo đức tin và để được sự thánh khiết v.v… do đó sự lựa chọn là nguồn của mọi điều tốt lành đã được dành sẵn, từ đó phát xuất ra đức tin, sự thánh khiết và những ân tứ khác của sự cứu rỗi. Cũng bởi đó mà có sự sống đời đời, cùng những bông trái và kết quả. Theo như lời chứng của vị Sứ Đồ, “Ngài đã chọn chúng ta” (không phải vì chúng ta xứng đáng, nhưng) “để chúng ta trở nên Thánh Khiết không chỗ trách được trước mặt Ngài trong tình yêu” (Ê-phê-sô 1:4).

 

Điều 10: Việc Đức Chúa Trời đẹp lòng là nguyên do duy nhất đưa tới sự lựa chọn đầy ân điển này. Chẳng phải từ trong số những hành động và đức tính tốt lành của con người mà Chúa đã lựa chọn đức tính này hay hành động kia làm điều kiện để được cứu chuộc. Nhưng từ trong đám tội nhân đó, bởi sự đẹp lòng của Ngài, Chúa đã lựa chọn một số người để thuộc riêng về Ngài, như có chép rằng: “Vì khi hai con, chưa sanh ra, chưa làm điều chi lành hay dữ, v.v… thì có lời phán cho mẹ của hai con (tức là Rê-bê-ca) rằng: Đứa lớn sẽ làm tôi đứa nhỏ; như có chép rằng: “Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau” (Rô-ma 9:11-13). Phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời, đều tin theo (Công-vụ 13:48).

 

Điều 11: Và bởi vì Chính Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan nhất, Đấng không hề thay đổi, Đấng Toàn Tri và toàn năng, nên sự lựa chọn của Ngài không thể bị gián đoạn, hay thay đổi, hoặc hủy bỏ, hoặc vô hiệu hóa. Những người đã được Ngài lựa chọn cũng không thể bị bỏ rơi; và con số những người ấy không hề suy giảm.

 

Điều 12: Vào đúng kì hạn nào đó, dù rằng ở những mức độ khác nhau và trong những số lượng khác biệt, những người được lựa chọn sẽ đạt tới sự biết chắc chắn về sự lựa chọn đời đời và bất biến này, chẳng phải bằng cách tò mò tìm hiểu các sự bí mật và sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, nhưng bằng chính việc quan sát trong lòng họ, với một niềm vui thuộc linh và sự khoan khoái thánh thiện, để thấy được những bông trái chắc chắn của sự lựa chọn này, như đã bày tỏ trong lời của Đức Chúa Trời. Chẳn hạn nhờ đức tin chân thật nơi Đức Chúa Giê-xu Christ, sự hiếu kính, nỗi đau buồn của một tâm hồn mộ đạo đối với tội lỗi; lòng đói khát sự công bình v.v…

 

Điều 13: Ý nghĩa và điều chắc chắn của sự lựa chọn này mang lại cho con cái của Đức Chúa Trời thêm lòng khiêm nhường, hạ mình xuống dưới mặt Ngài mỗi ngày, để tôn thờ ơn thương xót sâu xa của Ngài, để rửa sạch lòng mình và dâng lên Ngài, lòng thương yêu nóng cháy và biết ơn đối với Đấng đã bày tỏ tình yêu vô cùng lớn lao của Ngài dành cho họ từ trước. Việc xét tới giáo điều về sự lựa chọn này không hề có nghĩa là khuyến khích sự lơ là đối với việc tuân theo mạng lịnh của Chúa, hoặc dìm con người vào trong sự yên ổn của đời này đâu. Hai điều này, theo sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, là hậu quả thông thường của sự phỏng đoán nông nổi hay của sự đùa cợt vô ích và luông tuồng đối với ân điển lựa chọn ở nơi những người không chịu buộc theo đường lối của những người được chọn.

 

Điều 14: Vì Giáo Điều về sự lựa lựa chọn thiên thượng vô cùng khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã được công bố bởi các Tiên Tri, bởi chính Đức Chúa Giê-xu Christ và bởi các Sứ Đồ, cũng như đã được bày tỏ rõ ràng trong Cựu Ước và Tân Ước; nên Giáo Luật này phải vẫn được phát hành đúng lúc và đúng chỗ trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời là nơi mà Giáo Luật được đặt biệt viết ra cho. Miễn là công việc này phải được thực hiện cách kính cẩn,trong tinh thần kín đáo và mộ đạo, vì vinh hiển của danh Chí Thánh của Đức Chúa Trời, và để mang lại sức sống cùng an ủi dân sự của Ngài, mà không cố gắn một cách vô ích, để tìm tòi những phương cách bí nhiệm của Đấng Chí Cao (Công-vụ 20:27; Rô-ma 11:33-34; 12:3; Hê-bơ-rơ 6:17-18).

 

Điều 15: Điều đặc biệt nhằm minh họa và khuyến cáo cho chúng ta về ân điển đời đời và nhưng không của sự lựa chọn là lời chứng bày tỏ qua Thánh kinh rằng:Không phải tất cả mọi người, mà chỉ một số thôi đã được sự lụa chọn bởi điều luật đời đời của Ngài, trong lúc những người khác thì bị bỏ qua.Bởi quyền năng tối thượng, ý muốn tốt lành, công bình và không ai thấu hiểu được của Chúa, Ngài đã quyết định để cho một số người phải chịu nỗi khổ mà chính họ đã cố tình đâm mình vào.Ngài không ban cho họ đức tin cứu chuộc và ân điển ăn năn nhưng đã cho phép họ, theo sự phán xét công bình của Ngài, đi theo đường lối riêng của mình; để cuối cùng, hầu bày tỏ sự công bình, Chúa kết án và trừng phạt họ đời đời, không phải chỉ vì sự vô tín của họ, nhưng còn vì tất cả những tội lỗi khác của họ nữa.Và đây là luật về sự vứt bỏ, luật nầy không hề khiến Đức Chúa Trời trở thành tác giả của tội lỗi. (Chỉ mới nghĩ như thế cũng là phạm thượng rồi), nhưng công bố Ngài là một Quan Án công bình đáng sợ không ai hiểu nỗi, và Ngài cũng là Đấng báo trả tội lỗi nữa.

 

Điều 16: Đối với những ai chưa cảm thấy trong lòng mình có một đức tin sống động nơi Đức Chúa Giê-xu Christ, chưa có sự tin chắc trong linh hồn mình, chưa có một lương tâm yên ổn, chưa có sự cố gắn thành khẩn mong được vâng phục Chúa như con vâng phục Cha Mẹ, chưa biết được sự vinh hiển trong Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu Christ nhưng đang sử dụng những phương tiện mà Đức Chúa Trời đã chỉ định để đem lại ân điển trong chúng ta; những người đó không nên sợ hãi khi nghe nói về việc Đức Chúa Trời vứt bỏ; họ cũng chẳng nên tự xếp mình vào trong số những người bị vứt bỏ này. Nhưng họ nên chuyên tâm, kiên nhẫn trong việc sử dụng các phương tiện này, với lòng ham muốn nhiệt thành, hết lòng khiêm cung chờ đợi mùa ân điển dư dật hơn. Dù một số người thực lòng muốn trở lại với Đức Chúa Trời và chỉ làm đẹp lòng Ngài mà thôi, cũng như để được giải thoát khỏi thân thể hay chết này; họ vẫn chưa đạt được mức độ thánh khiết và đức tin như họ ao ước. Những người như vậy càng không có lý do gì để sợ hãi luật vứt bỏ này. Bởi vì Đức Chúa Trời thương xót đã hứa rằng Ngài sẽ không dập tắt sợi dây bốc khói và cũng sẻ chẳng làm gãy cây sậy đã bị dập. Những điều luật này thật là kinh khiếp đối với những kẻ nào bất kể gì đến Đức Chúa Trời và Cứu Chúa Giê-xu Christ, và buông mình vào những lo lắng của thế gian và lạc thú xác thịt;cứ như vậy khi họ chưa thật lòng trở lại cùng Đức Chúa Trời.

 

Điều 17: Vì chúng ta xét ý muốn của Đức Chúa Trời qua lời của Ngài, và lời này làm chứng rằng con cái của những người tin Ngài là thánh thiện, không phải do tự nhiên, nhưng là do đặc tính của Giao Ước Ân Điển, trong đó bao gồm cả Cha Mẹ lẫn con cái. Những bậc cha mẹ tin kính không cần phải nghi ngờ gì về sự lựa chọn và cứu rỗi mà con cái họ được hưởng. Đức Chúa Trời lấy làm vui lòng khi kêu gọi con cái họ ra khỏi cuộc sống này, ngay từ khi chúng còn thơ ấu.

 

Điều 18: Đối với những ai còn tỏ vẻ không hài lòng trước ân điển nhưng không của sự lựa chọn và nghiêm khắc công bình của điều luật vứt bỏ, chúng ta cùng với Vị Sứ Đồ để trả lời họ như sau: “Nhưng hỡi ngươi, ngươi là ai, mà dám cãi lại cùng Đức Chúa Trời?” (Rô-ma 9:20). Chúng ta cũng trích lời của Chúa Christ: “Ta há không có phép dùng của cải ta theo ý muốn ta sao?” (Ma-thi-ơ 20:15) và do đó, với lòng ngưỡng mộ thánh thiện đối với những sự bí nhiệm này, chúng ta đồng thanh lớn tiếng với Vị Sứ Đồ mà rằng: “Ôi! Sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan, và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? Hay là ai cho Chúa trước, đặng nhận lấy điều gì Ngài báo lại? Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng. Amen.” (Rô-ma 11:33-36).

 

BÁC BỎ NHỮNG SAI LẦM (Giáo Điều Phần Thứ I)

 

Giáo lý chân thật liên quan đến sự lựa chọn và vứt bỏ đã được giải thích xong. Giáo Hội Nghị bác bỏ sai lầm của những người này:

 

Đoạn 1: Họ dạy rằng: ý muốn của Đức Chúa Trời để cứu những người tin, kiên tâm trong đức tin và trong sự vâng phục đức tin là toàn bộ điều luật về sự lựa chọn dẫn đến sự cứu rỗi; và lời Đức Chúa Trời không bày tỏ điều gì khác hơn liên quan đến điều luật này.

 

Bởi vì những người này lừa dối những ai có lòng đơn sơ và tương phản rõ rệt với lời Kinh Thánh vốn dạy rằng không những Đức Chúa Trời chỉ cứu những người tin mà ngay từ đời trước Ngài đã lựa chọn  một số người nào đó ban cho họ, bên trên những người khác cả đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ lẫn sự kiên tâm, như có chép rằng: “Con đã tỏ danh Cha ra cho những người Cha giao cho con từ giữa thế gian” (Giăng 17:6). “Phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời đều tin theo” (Công-vụ 13:48). “Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đức Chúa Giê-xu Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách đucợ trước mặt Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 1:4).

 

Đoạn 2: Những người đó cũng dạy rằng: Đức Chúa Trời có những cách lựa chọn khác nhau để đưa người ta đến sự sống đời đời: Có loại thì tổng quát và bất định, có loại thì rõ rệt và xác định; và loại sau này thì hoặc là không đầy đủ, có thể bãi bỏ không dứt khoát, tùy thuộc vào điều kiện, hoặc là đầy đủ, không thể bãi bỏ dứt khoát và tuyệt đối. Tương tự như thế chỉ có một sự lựa chọn dẫn đến đức tin và một sự lựa chọn nữa dẫn đến sự cứu rỗi, cho nên sự lựa chọn đó có thể đưa tới việc xưng nhận đức tin mà không làm một sự lựa chọn dứt khoát dẫn đến sự cứu rỗi.

 

Vì đây là sự thêu dệt của tâm trí loài người bày dặt ra mà không kể gì đến lời Kinh Thánh; nên nó đã làm cho Giáo Điều sự lựa chọn bị hư hoại và cũng làm gãy mất sợi dây bằng vàng là cứu chuộc chúng ta: “Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi; thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng làm cho vinh hiển” (Rô-ma 8:30).

 

Đoạn 3: Những người đó dạy rằng: mục đích tốt lành và sự đẹp lòng Chúa mà Kinh Thánh nhắc tới trong Giáo Lý về sự lựa chọn không bao gồm vấn đề này, rằng Đức Chúa Trời đã chọn một số người này chứ không phải những người khác. Họ dạy rằng Ngài đã lựa chọn từ trong tất cả những điều kiện có thể được. Trong số đó có cả những công việc của luật pháp, hoặc từ trong toàn bộ thứ tự các sự vật, họ cho rằng đức tin, từ trong chính bản chất của nó, là không xứng đáng, cũng như đã vâng phục không đầy đủ của nó là một điều kiện để được cứu chuộc; và rằng Chúa sẽ nhân từ cứu xét điều này như là một sự vâng phục trọn vẹn và kể như thế là xứng dáng để Ngài ban thưởng sự sống đời đời.

 

Bởi sự sai lầm tai hại này, sự đẹp lòng Đức Chúa Trời là công lao của Đức Chúa Giê-xu Christ trở thành không có kết quả gì, và người ta bị kéo đi xa khỏi lẽ thật về sự xưng công bình bởi ân điển và xa khỏi sự đơn sơ của Thánh Kinh do những câu hỏi vô ích. Họ cũng đã lên án rằng câu nói sau đây của Vị Sứ Đồ là không đúng: “Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng của Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-xu Christ từ trước muôn đời vô cùng” (II Ti-mô-thê 1:9).

 

Đoạn 4: Những người đó dạy rằng: Trong sự lựa chọn dẫn đến đức tin; điều kiện đòi hỏi trước tiên là con người cần phải sử dụng ánh sáng của bản tính mình một cách đúng đắn, phải có lòng mộ đạo, khiêm cung, hiền lành, và sẵn sàng thích hợp cho cuộc sống đời đời; như thế sự lựa chọn của Đức Chúa Trời tùy thuộc vào những điều đó.

 

Bởi vì đây đặc tính lời dạy của Pelagius và nghịch lại với giáo lý của Vị Sứ Đồ khi ông biết: “Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy; trước kai, sống theo tư dục, xác thịt mình, làm trọn các sự đam mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu có lòng thương xót, vì có lòng yêu thương lớn lao Ngài đem mà yêu chúng ta nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đức Chúa Giê-xu Christ (Ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu) và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và dồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, hầu cho về đời sau tỏ ra sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài trong sự nhân từ đối với chúng ta trong Đức Chúa Giê-xu Christ; Vả ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ aanh em bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:3-9).

 

Đoạn 5: Họ dạy rằng: Sự lựa chọn không đầy đủ và không dứt khoát đối với một số người nào đó dễ dẫn tới sự cứu rỗi đã xảy ra vì một đức tin thấy trước được, vì  sự trở lại đạo, sự thánh khiết, sự kính sợ Chúa; tất cả những điều vừa kể trên hoặc đã bắt đầu, hoặc đã tiếp tục trong một thời gian nào đó. Họ cũng dạy rằng sự lựa chọn đầy đủ và dứt khoát đã diễn ra vì sự bền đổ đến cùng trong đức tin thấy trước được, vì sự trở lại đạo, sự thánh khiết, sự kính sợ Chúa; và dạy là sự xứng đáng của Phúc Âm ân điển, bởi có đó người được chọn thì xứng đáng hơn người không được chọn. Do đó, đức tin, sự vâng phục của đức tin, sự thánh khiết, sự kính sợ Chúa và sự bền đổ không phải là những bông trái của sự chọn chọn không thay đổi đưa tới sự vinh hiển, nhưng là những điều kiện đòi hỏi từ trước và được biết trước rằng những người hoàn toàn được chọn sẽ đáp ứng được những điều kiện đó. Những điều kiện ấy cũng là những nguyên tố mà không có chung, sự lựa chọn không thay đổi dẫn tới sự vinh hiển, sẽ không thể xảy ra được.

 

Đây là điều chống nghịch lại với toàn bộ Thánh Kinh, nơi vốn thường dạy dỗ và nhấn mạnh giáo lý này và những lời tuyên bố tương tự: “Sự lựa chọn không phải bởi việc làm, nhưng bởi Đấng kêu gọi” (Rô-ma 9:11-12); “Phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời nghe và tin theo” (Công-vụ 13:48); “Ngài đã chọn chúng ta từ trước khi sáng thế, để cho chúng ta được nên thánh” (Ê-phê-sô 1:4); “Chẳng phải các ngươi đã chọn ta nhưng ta chọn các ngươi” (Giăng 15:16). Nhưng nếu bởi ân điển thì chẳng bởi việc làm nữa: (Rô-ma 11:6). “Nầy, sự yêu thương ở tại đây: Ấy chẳng phải chúng ta đã yêu thương Đức Chúa Trời nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai con Ngài làm của tế lễ chuộc tội chúng ta” (I Giăng 4:10).

 

Đoạn 6: Họ dạy rằng: Chẳng phải mọi sự lựa chọn dẫn đến sự cứu rỗi đều không thay đổi được, nhưng một số người đã lựa chọn, bất kể điều luật nào của Đức Chúa Trời, cũng có thể hư mất, và hư mất thực sự. Bởi sự sai lầm lớn lao này, họ đã biến Đức Chúa Trời thành ra Đấng hay thay đổi, và phá hủy sự yên ổn mà những người kính sợ Chúa có được do lòng tin chắc rằng mình đã được lựa chọn. Họ cũng đã đi ngược lại với Thánh Kinh, vốn dạy rằng những người đã được chọn thì không thể đi sai đường (Ma-thi-ơ 24:24), rằng Đức Chúa Giê-xu Christ không đánh mất những kẻ mà Cha đã ban cho Ngài (Giăng 6:39), rằng Đức Chúa Trời cũng làm vinh hiển những kẻ Ngài đã định sẵn, kêu gọi là xưng công bình (Rô-ma 8:30).

 

Đoạn 7: Họ dạy rằng trong cuộc sống này, chẳng có bông trái hay sự nhận biết nào về kinh nghiệm của các Thánh Đồ là những người, bởi ý thức được việc họ được lựa chọn nên đã vui mừng cùng với Vị Sứ Đồ và ngợi khen đặc ân này của Đức Chúa Trời. Các Thánh Đồ cũng theo lời khuyên của Đức Chúa Giê-xu Christ mà mua vui chung với các môn  đồ của Ngài vì tên của họ đã lưu lại ở trên trời (Lu-ca 10:20). Họ cũng đặt sự biết chắc rằng mình đã được chọn ở bên trên để chống lại với tên lửa của ma quỷ. Họ đặt câu hỏi này: “Ai sẽ kiện kẻ được lựa chọn của Đức Chúa Trời?” (Rô-ma 8:33).

 

Đoạn 8: Họ dạy rằng: Đức Chúa Trời chỉ bởi ý muốn công bình của Ngài mà thôi, đã không quyết định hoặc là để lại bất cứ ai trong sự sa ngã của Adam và trong tình trạng chung của tội lỗi và đoán phạt, hoặc là bỏ sót bất cứ ai trong sự truyền thông ân điển, điều cần thiết để có đức tin và sự trở lại đạo.

 

Bởi vì điều này đã được ban hành một cách chặt chẽ: “Như vậy Ngài muốn thương xót ai thì thương xót, và muốn làm cứng lòng ai thì làm” (Rô-ma 9:18). Câu này nữa: “Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết” (Ma-thi-ơ 13:11) tương tự như thế. “Hỡi Cha! Là Chúa của trời đất, tôi ngợi khen Cha vì Cha đã dấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay. Thưa Cha, phải thật như vậy vì Cha đã thấy điều đó là tốt lành” (Ma-thi-ơ 11:25-26).

 

Đoạn 9: Họ dạy rằng: lý do khiến Đức Chúa Trời truyền đem Phúc Âm đến cho dân tộc này thay vì cho dân tộc kia là không phải chỉ vì ý tốt của Ngài đâu, nhưng do dân tộc này tốt hơn và xứng đáng hơn dân tộc kia, là dân tộc mà Phúc Âm chưa được truyền tới.

 

Môi-se đã bác bỏ ý tưởng đó, khi ông nói những lời này với dân Ysơraên: “Kìa, Trời và các từng trời cao hơn trời đất và mọi vật ở nơi đất đều thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chỉ vì Đức Giê-hô -va ưa thích tổ phụ các ngươi và thương yêu họ nên mới lựa chọn dòng dõi họ, tức là các ngươi, trước tất cả muôn dân như các ngươi thấy ngày nay” (Phục 10:14-15) và Đức Chúa Giê-xu Christ cũng phán: “Khốn nạn cho mầy, thành Cô-ra-sin! Khốn nạn cho mầy, thành Bết-sai-đa! Vì nếu các phép lạ làm giữa bay đem làm trong thành Ty-rơ và Si-đôn, thì hai thành đó đã mặc bao gai, đội tro, ăn năn từ lâu rồi” (Ma-thi-ơ 11:21).

 

GIÁO ĐIỀU PHẦN THỨ II

Sự Chết của Đức Chúa Giê-Xu Christ, Bởi Đó Loài Người Được Cứu Chuộc

 

Điều 1: Không phải Đức Chúa Trời chỉ hết sức thương xót mà thôi, mà cũng rất mực công bình. Sự công bình của Chúa đòi hỏi (như Ngài đã bày tỏ trong lời của Ngài) rằng: Phải trừng phạt tội lỗi chúng ta đã phạm khi chống lại uy quyền vô hạn của Ngài. Không phải chỉ trừng phạt trong cuộc sống ở trần gian mà còn ở cõi đời đời nữa, trừng phạt cả thân xác lẫn linh hồn. Đây là điều chúng ta chẳng thể trốn thoát được, nếu không có sự chuộc tội để cho hợp với lẽ công bình của Đức Chúa Trời.

 

Điều 2: Do đó, vì chúng ta không thể tự mình chuộc tội hoặc giải thoát khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, Ngài đã bằng lòng bày tỏ ơn thương xót vô hạn của Ngài ra khi ban con độc sanh của Ngài làm đảm bảo cho chúng ta. Con của Ngài đã gánh lấy tội lỗi và sự nguyền rủa thay cho chúng ta, để Ngài có thể chuộc tội vì cớ chúng ta cho hợp với lẽ công bình thiên thượng.

 

Điều 3: Sự chết của con Đức Chúa Trời là hy sinh chuộc tội duy nhất và hoàn hảo nhất. Sự chết ấy có giá trị vô hạn và thừa dư dật để chuộc tội cho cả thế gian.

 

Điều 4: Sự chết ấy là vô giá và vô cùng cao trọng vì Đấng chịu chết không phải chỉ là một con người thật sự , tuyệt đối thánh thiện, mà còn là con độc sanh của Đức Chúa Trời, mang cùng một bản chất đời đời vô hạn với Cha Ngài và Đức Thánh Linh. Những điều kiện ấy là cần thiết để Ngài trở nên Cứu Chúa của chúng ta; và hơn nữa, sự chết ấy có kèm theo ý nghĩa về cơn thạnh nộ và sự rủa sả của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta vì cớ tội lỗi.

 

Điều 5: Hơn nữa, lời hứa của Phúc Âm là hễ ai tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ đã bị đóng đinh thì sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời. Lời hứa này, cùng với mạng lịnh dạy người ta ăn năn và tin nhận, cần phải được công bố và phát hành cho mọi quốc gia, cho mọi người không phân biệt một ai, là những người mà Đức Chúa Trời, bởi ý tốt của Ngài đã gởi Phúc Âm tới cho họ.

 

Điều 6: Và trong lúc nhiều người được Phúc Âm kêu gọi mà không chịu ăn năn hoặc tin nhận Đức chúa Giê-xu Christ nhưng cứ chết mất trong sự vô tín, thì không phải do nơi khiếm khuyết hoặc sự không đầy đủ nào nơi sự hy sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ trên thập tự, nhưng chỉ hoàn toàn do tội lỗi của họ mà thôi.

 

Điều 7: Nhưng đối với những ai thực lòng tin nhận và được giải thoát khỏi tội lỗi và sự hủy diệt qua sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ thì phải hiểu rằng: Họ nhận được đặc ân ấy hoàn toàn do nơi ân điển của Đức Chúa Trời ban cho họ trong Đức chúa Giê-xu Christ từ đời đời trước, chứ chẳng phải bởi giá trị nào của họ hết.

 

Điều 8: Vì đây là lời khuyên tối thượng và ý chỉ cùng một mục đích đầy thương xót của Đức Chúa Trời muốn rằng hiệu quả cứu chuộc mau chóng bởi sự chết vô cùng quý báu của con Ngài phải được trải rộng ra cho khắp những kẻ được chọn để đổ xuống riêng trên họ sự ban cho đức tin xưng công bình, nhờ đó chắc chắn đem họ đến sự cứu chuộc. Điều ấy có nghĩa là Đức Chúa Trời muốn rằng Đức chúa Giê-xu Christ bởi huyết của Ngài trên thập tự dùng để đóng ấn chứng vào giao ước mới, sẽ cứu chuộc một cách có hiệu quả từ trong mọi dân tộc, mọi chi phái, mọi quốc gia và ngôn ngữ, tất cả những ai và chỉ những người này mà thôi, đã được Cha Ngài lựa chọn từ đời trước vô cùng để được hưởng sự cứu rỗi, và Đức Chúa Cha đã ban những người này cho Ngài, để Ngài có thể ban cho họ đức tin. Đức tin này, cùng với tất cả những ơn cứu chuộc khác của Đức Thánh Linh, đã được Ngài dùng cái chết của mình mà mua cho họ. Đức tin này sẽ cất họ sạch hết mọi tội, cả nguyên thủy lẫn tội họ thật sự mắc phải trước và sau khi tin nhận. Đức tin này, sau khi đã trung tín giữ gìn họ cho tới cuối cùng sẽ đem họ trong tình trạng sạch mọi tỳ vết đến cùng sự vui hưởng vinh hiển trong sự hiện diện của Ngài mãi mãi.

 

Điều 9: Mục đích này, phát xuất từ tình yêu đời đời đối với người được chọn từ khi sáng thế đến nay đã được làm trọn vẹn một cách đầy quyền năng và từ rày trở đi, sẽ tiếp tục làm trọn, bất kể tất cả sự chống đối vô hiệu của các cửa địa ngục. Để vào một thời điểm thích hợp, những người được chọn có thể gôm lại thành một khối, và sẽ chẳng bao giờ thiếu một Hội Thánh bao gồm tất cả mọi người tin; Hội thánh này đặt nền tảng trên huyết của Đức Chúa Giê-xu Christ, có thể bền đổ yêu thương và trung tín phục vụ Ngài vì Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh (Chúa như một chàng rể đối với cô dâu, Ngài đã phó mạng sống mình trên cây gỗ vì cớ Hội Thánh); Và Hội Thánh có thể hành lễ ngợi khen Ngài tại thế gian này và suốt cả cõi đời đời.

 

BÁC BỎ NHỮNG SAI LẦM (Giáo Điều Phần Thứ II)

 

Sau khi trình bày giáo lý chân thật,  Đại Giáo Hội Nghị bác bỏ sự sai lầm của những người:

 

Đoạn 1: Họ dạy rằng Đức Chúa Cha đã sai con Ngài chịu chết trên thập tự mà không có một điều luật chắc chắn và rõ rệt nào để cứu bất cứ ai, cho nên sự cần thiết, ích lợi và giá trị của những điều xứng đáng qua sự chết của Ngài có thể vẫn tồn tại giữ nguyên tất cả những phần đầy đủ, hoàn hảo, chưa bị đụng chạm tới; ngay cả sự cứu chuộc xứng đáng của Ngài thật ra cũng chưa được áp dụng cho bất cứ ai. Giáo lý này có khuynh hướng coi thường sự khôn ngoan của Đức Chúa Cha và công nghiệp xứng đáng của Đức Chúa Giê-xu Christ, và cũng đi ngược lại lời kinh thánh. Vì Cứu Chúa có phán như vầy: “Ta phó mạng sống mình vì chiên, và ta biết chúng” (Giăng 10:15, 27) và Tiên Tri Ê-sai đã viết về Cứu Chúa. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; Những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chí của Đức Chúa Trời nhờ tay ngươi được thịnh vượng (Ê-sai 53:10). Cuối cùng, giáo lý này tương phản với điều khoản về đức tin, theo đó chúng ta tin nơi hội Thành Cơ Đốc Phổ Thông.

 

Đoạn 2: Họ dạy rằng mục đích sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ không phải để xác nhận giao ước mới bởi ân điển bằng huyết của Ngài đâu nhưng chỉ để Ngài đem lại cho Cha Ngài quyền duy nhất là thiết lập với con người một giao ước như thế cho đẹp ý Ngài dù là giao ước bởi ân điển hay là bởi công việc làm cũng được. Giáo lý này ngược lại với lời Kinh Thánh, vốn dạy rằng Đức Chúa Giê-xu Christ đã trở nên Đấng trung bảo cho một giao ước tốt hơn giao ước cũ và rằng chúc thư chỉ có giá trị khi một người đã chết (Hê-bơ-rơ 7:22; 9:15, 17).

 

Đoạn 3: Họ dạy rằng bởi sự chuộc tội của Đức Chúa Giê-xu Christ chẳng mang lại sự cứu rỗi cho bất cứ ai, cũng không đem lại đức tin, điều mà sự chuộc tội cứu rỗi của Đức Chúa Giê-xu Christ nhắm tới. Nhưng Ngài chỉ mang lại cho Đức Chúa Cha quyền năng hay ý chỉ toàn hảo để giao dịch một lần nữa với con người, và để ấn định những điều kiện theo ý muốn Ngài. Tuy nhiên, có thể vâng theo những điều kiện ấy hay không cũng tùy thuộc ý chỉ tự do của con người; do đó, tình trạng xảy ra là có thể chẳng có ai, mà có thể tất cả mọi người sẽ đáp ứng được mọi điều kiện ấy. Những người này đã lên án một cách khinh miệt sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ. Họ không hề nhận biết bông trái quan trọng nhất hay lợi ích do sự chết ấy đem lại, họ cũng lại mang ra khỏi địa ngục sự sai lầm của nhóm Pelagian.

 

Đoạn 4: Họ dạy rằng giao ước mới về ân điển mà Đức Chúa Cha qua sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ, đã thiết lập với con người, không bao gồm sự kiện là chúng ta bởi đức tin được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời và được cứu (nói về đức tin chấp nhận công nghiệp của Đức Chúa Giê-xu Christ), nhưng họ cho rằng giao ước ấy bao gồm sự kiện là Đức Chúa Trời đã rút lại đòi hỏi phải vâng phục trọn vẹn trong đức tin và coi chính đức tin cùng sự vâng phục đức tin, dù chỉ không vâng phục trọn vẹn, là đã vâng phục trọn vẹn theo luật pháp, và coi như thế là xứng đáng được hưởng sự sống đời đời bởi ân điển rồi.

 

Những điều họ dạy tương phản với lời Kinh Thánh: “Và nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không bởi sự chuộc tội đã được làm trọn trong Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng mà Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy” (Rô-ma 3:24-25). Và họ đã tuyên bố như Socinus độc ác đã từng tuyên bố về sự công bình mới là của con người trước mặt Đức Chúa Trời, chống lại với sự đồng ý của toàn thể Hội Thánh.

 

Đoạn 5: Họ dạy rằng mọi người đã được chấp nhận vào trong tình trạng phục hòa và ân điển của giao ước, nên không ai đáng bị kết án vì tội nguyên thủy nữa. Sẽ chẳng có ai bị kết án vì có tội nguyên thủy, nhưng tất cả đều được tự do khỏi tội này, ý kiến của họ chống nghịch với lời Kinh Thánh, vốn dạy rằng chúng ta vốn con của sự thạnh nộ.

 

Đoạn 6: Họ dùng sự khác biệt giữa sự xứng đáng và sự nhận lãnh, với mục đích là gieo vào tâm trí những người không thận trọng và thiếu kinh nghiệm điều dạy dỗ này. Đó là đối với Thượng Đế, Ngài đã muốn ban phát đồng đều cho mọi người những ân tứ do sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ mang lại. Nhưng có một số người nhận được sự tha tội và sự sống đời đời trong khi những người khác thì không nhận được. Sự khác biệt này tùy thuộc nơi ý chí tự do của họ. Ý chí này liên kết với ân điển là điều được ban cho mà không phải phân biệt một ngoại lệ nào. Sự khác biệt này không phụ thuộc vào sự ban cho đặc biệt về ân điển, là điều hành động một cách mạnh mẽ trong họ chứ không phải là những người khác, nhận được ân điển này.

 

Trong khi những người này làm bộ như trình bày sự phân biệt đó theo một ý nghĩa đúng đắn, thực ra họ tìm cách gieo vào lòng người ta chất độc tàn phá những sai lầm trong phái Pelagian.

 

Đoạn 7: Họ dạy rằng: Đối với những người đã được Đức Chúa Trời hết sức yêu thương và lựa chọn để được sự sống đời đời thì Đức Chúa Giê-xu Christ không thể chết, không cần chết và cũng chẳng chết vì những người ấy, bởi vì những người ấy không cần đến sự chết của Ngài.

 

Họ đã mâu thuẫn với Vị Sứ Đồ khi ông nói: “Đức Chúa Giê-xu Christ đã yêu tôi và phó chính sự sống mình vì tôi” (Galati 2:20). “Ai sẽ kiện kẻ được lựa chọn của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa” (Rô-ma 8:33-34). Ngài đã chết thay cho họ Cứu Chúa đã nói: “Ta phó sự sống mình vì chiên” (Giăng 10:15) và đây là điều răn của ta. “Các con hãy yêu thương nhau, như ta đã yêu thương các con, chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 15:12-13).

 

GIÁO ĐIỀU PHẦN III VÀ IV

Loài Người Sa Ngã, Sự Trở Lại Cùng Đức Chúa Trời, Phương Cách Để Trở Lại

 

Điều 1: Thoạt tiên con người đã được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Sự hiểu biết của con người đã tô điểm thêm bằng sự trí thức chân thật và có khả năng cứu giúp về Đấng Tạo Hóa, về các điều thuộc linh. Lòng và ý chí con người đều ngay thẳng, tất cả mọi tình yêu mến trong lòng con người đều thuần khiết, và toàn con người đều thánh thiện. Nhưng do ma quỷ và ý chí tự do của mình xúi dục, con người đã phản lại với Đức Chúa Trời. Con người đã đánh mất những ân tứ tuyệt vời này và thay vào đó đã trở thành đui mù trong tâm trí, tối tăm khủng khiếp, hư không, phán đoán lầm lạc, độc ác, phản nghịch, cứng cỏi trong lòng và ý chí. Các tình yêu mến cũng trở nên bất khiết.

 

Điều 2: Sau khi sa ngã, loài người sanh con cái cũng giống như mình. Dòng giống sa ngã tiếp tục sanh ra những đứa con sa ngã từ đó tất cả hậu tự của Ađam, ngoại trừ Đức Chúa Giê-xu Christ đều thừa hưởng sự sa ngã của tổ tông mình, chẳng do sự bắt chước, như những người thuộc phái Pelagian thuở trước đã khẳng định, nhưng do sự di truyền bản tính xấu xa hậu quả của sự đoán xét công bình của Đức Chúa Trời.

 

Điều 3: Do đó mọi người đều được hoài thai trong tội lỗi và trong bản chất là con của sự thạnh nộ không có một đức tính tốt lành nào có thể cứu giúp họ. Họ có khuynh hướng thiên về điều ác, chết trong tội và làm tôi cho mọi tội lỗi. Nếu không bởi ân điển tái tạo của Đức Thánh Linh, họ không thể và cũng không muốn trở lại cùng Đức Chúa Trời để cải tạo bản tính hư hoại của mình, hay để sẵn sàng nhận lãnh sự cải tạo ấy.

 

Điều 4:Tuy nhiên, kể từ khi sa ngã, bên trong con người vẫn còn một chút ánh sáng tự nhiên le lói bởi ánh sáng này con người giữ lại được một chút hiểu biết về Đức Chúa Trời, về những việc thiên nhiên, và sự khác biệt giữa thiện và ác. Ánh sáng này cũng bày tỏ một chút tôn trọng nào đó đối với đức tính và cách cư xử tốt đẹp bên ngoài. Nhưng ánh sáng tự nhiên này không thể nào đủ để mang con người tới một sự hiểu biết về Đức Chúa Trời có thể cứu vớt họ được. Ánh sáng này cũng không thể mang họ đến sự ăn năn thật sự được.

 

Con người không thể nào sử dụng ánh sáng này một cách đúng đắn, dù chỉ trong những sự việc tự nhiên và không thuộc về thiên thượng, hơn nữa, bằng nhiều cách khác nhau, con người đã làm cho ánh sáng này bị ô nhiễm và ngăn trở nó trong sự không ngay thẳng, bởi hành động đó, con người trở nên không thể nào tha thứ được trước mặt Đức Chúa Trời.

 

Điều 5:Trong cùng ánh sáng này, chúng ta xét tới mười điều răn Đức Chúa Trời ban cho dân đặc biệt của Ngài, Người Do Thái bởi tay Môi-se. Dù bản văn này bày tỏ sự vô cùng gớm ghiếc của tội lỗi và càng lúc càng thuyết phục con người về vấn đề tội lỗi, nó không chỉ rõ rệt phương cách cứu chữa, cũng chẳng truyền cho con người sức mạnh để giải thoát họ ra khỏi sự thống khổ này. Nhưng con người vốn xác thịt yếu đuối nên vi phạm là bị đặt dưới sự rủa sả, và không thể nào bởi luật pháp này mà đạt được ân điển cứu chuộc.

 

Điều 6: Do đó Đức Chúa Trời thực hiện điều mà ánh sáng tự nhiên và luật pháp đã không thể làm được. Ngài thực hiện điều này bởi công việc của Đức Thánh Linh, qua lời nói hay chức vụ hòa giải. Đây là tin vui mừng liên quan đến Đấng Mê-si bởi phương cách này, Đức Chúa Trời vui lòng cứu những kẻ tin, ở thời Cựu Ước cũng như thời Tân Ước.

 

Điều 7: Đức Chúa Trời chỉ bày tỏ sự bí nhiệm của ý chỉ Ngài cho một số ít người dưới thời Cựu Ước. Nhưng tới thời Tân Ước (sự phân biệt giữa những dân tộc khác nhau đã bị bãi bỏ) Ngài bày tỏ sự bí nhiệm này ra cho nhiều người. Nguyên do của sự ban phát này không căn cứ vào việc giá trị dân tộc này có cao hơn giá trị của một dân tộc kia hay không; cũng chẳng phải vì quốc gia này biết dùng ánh sáng tự nhiên hay hơn quốc gia kia. Nhưng hoàn toàn sựa trên ý muốn tốt lành và tình thương yêu nhưng không của Đức Chúa Trời. Như thế, những ai đã được truyền cho nguồn ơn phước lớn lao, đầy ân điển, vượt bên trên mọi giá trị xứng đáng của họ hoặc bất kể tới những khuyết điểm của họ; thì những người này cần phải nhận biết điều đó với một lòng khiêm nhường, tri ân, và phải cùng với vị Sứ Đồ mà chiêm ngưỡng tôn kính, chứ không phải tò mò, tìm hiểu. Sự nghiêm khắc và công bình của Đức Chúa Trời bày tỏ ra trong sự xét đoán những kẻ không được ban cho ân điển này.

 

Điều 8: Tất cả những ai đã được Phúc Âm kêu gọi thì đều được gọi một cách thật sự. Vì Đức Chúa Trời đã hết sức thành khẩn và thực sự bày tỏ ra trong lời của Chúa những gì là có thể chấp nhận được đối với Ngài, chẳng hạn như Chúa bảo những ai được kêu gọi cần phải đến với Ngài. Ngài cũng thật sự hứa ban sự yên nghỉ và sự sống đời đời cho tất cả những ai đến cùng Chúa và tin Ngài.

 

Điều 9: Không phải là lỗi của Phúc Âm, chẳng là lỗi của Đức Chúa Giê-xu Christ đã đem lại, cũng không phải là lỗi của Đức Chúa Trời, Đấng đã gọi con người bởi Phúc Âm đó, và ban họ nhiều ân tứ khác nhau, nếu những người đã được lời của Chúa kêu gọi không chịu đến để ăn năn. Lỗi ấy ở trong chính họ, một số người, khi được gọi, đã bác bỏ lời hằng sống, bất kể đến sự nguy hiểm của chính họ. Những người khác, dù đã nhận lời Chúa, không chịu khó để cho những lời này in sâu vào lòng họ. Do đó, nguồn vui trong họ chỉ dâng lên trong chốc lát từ một đức tin tạm thời chẳng mấy chốc thì tan biến và họ thối lui. Trong khi ấy thì những người khác làm cho hạt giống của lời Chúa bị nghẹt ngòi vì những âu lo và lạc thú của trần gian, và không sanh ra kết quả gì. Cứu Chúa chúng ta đã dạy điều này trong thí dụ về người gieo giống (Ma-thi-ơ 13).

 

Điều 10: Nhưng không thể cho rằng những người vâng theo lời kêu gọi của phúc âm và ăn năn là do sự tác động của ý chí tự do, bởi ý chí này người ta đặt mình lên trên những người khác là những người cũng được ban cho ân điển đồng đều như họ, ân điển này là đầy đủ cho đức tin và sự ăn năn (Những người theo tà giáo kiêu ngạo của Pelagius quan niệm như vậy). Nhưng cần phải quy trọn tình trạng này về cho Đức Chúa Trời, là Đấng đã chọn lựa những kẻ thuộc về Ngài từ đời trước vô cùng trong Đức Chúa Giê-xu Christ, do đó Ngài kêu gọi họ và đúng một lúc nào đó, ban cho họ đức tin và sự ăn năn, cứu họ thoát khỏi quyền lực của sự tối tăm và chuyển họ vào trong Vương Quốc của Ngài. Để họ có thể dâng lời khen ngợi đấng đã kêu gọi họ ra khỏi bóng tối để vào nơi ánh sáng kỳ diệu của Ngài, để họ không còn làm vinh hiển chính mình mà dâng vinh hiển cho Chúa, theo như lời chứng của các Sứ Đồ trong nhiều chỗ khác nhau.

 

Điều 11: Nhưng  khi Đức Chúa Trời đã làm xong ý muốn tốt lành của Ngài trong những người được chọn, hay đã làm nên sự cải hóa thật trong họ rồi, không phải Ngài chỉ khiến cho Phúc Âm được giảng cho họ từ bên ngoài và dùng quyền năn của Đức Thánh Linh soi sáng tâm trí họ, để cho họ có thể hiểu biết và phân biệt đúng những điều của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài còn thâm nhập vào những nơi sâu kín nhất trong tâm hồn con người bởi sự hữu hiệu của quyền năn tái tạo của Đức Thánh Linh. Ngài mở cửa những tấm lòng đóng kín và làm mềm những tấm lòng cứng cỏi, và làm cắt bì cho những trường hợp chưa làm phép cắt bì. Ngài truyền những đức tính mới vào trong ý chí người ta, dù trước đây ý chí này đã chết, Ngài cũng làm cho sống lại; trước đây độc ác, không vâng phục, dể uốn nắn. Ngài tác động họ và làm mạnh ý chí ấy lên, để giống như một cây tốt có thể sanh bông trái là các hành động tốt đẹp.

 

Điều 12: Và đây là sự tái tạo đã được ca tụng rất nhiều trong kinh Thánh, sự trở nên mới, sự sáng tạo lại, sự phục sinh, từ trong kẻ chết, sự sống lại, mà Đức Chúa Trời thể hiện trong chúng ta mà không cần chúng ta trợ giúp. Nhưng đây không phải do ảnh hưởng của sự giảng dạy Phúc Âm từ bên ngoài, cũng không bởi sự thuyết phục luân lý, chẳng bởi một cách thức hoạt động mà  sau khi Chúa đã thi hành vai trò của Ngài rồi, con người vẫn có quyền để chịu tái tạo hay là không ăn năn hay tiếp tục không ăn năn. Đây rõ ràng là một công việc siêu nhiên, đầy quyền năng và cũng hết sức thích thú, đầy ngạc nhiên, bí mật và không thể diển tả nổi công việc này có hiệu quả chẳng kém gì sự sáng tạo vũ trụ hay sự sống lại từ trong kẻ chết, như Kinh Thánh do Đức Chúa Trời soi dẫn đã xác định. Bởi đó, những ai mà Đức Chúa Trời đã hành động trong lòng theo cách thức kì diệu này thì được tái tạo một cách chắc chắn, không thể lầm lẫn  và thật hữu hiệu. Họ thực sự tin theo Ngài. Như thế ý chí vừa được tái tạo không phải chỉ do Đức Chúa Trời tác động và ảnh hưởng tới, nhưng bởi hậu quả của ảnh hưởng này, ý chí ấy trở nên hoạt động. Bởi vậy,  thật là đúng khi nói rằng con người tin và ăn năn do nơi ân điển nhận được.

 

Điều 13: Những người tin Chúa ngay trong cuộc đời này cũng không thể nào hoàn toàn thấu hiểu được cách thức vận hành của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên họ được thỏa lòng khi nhận biết và kinh nghiệm rằng bởi ân điển của Đức Chúa Trời lòng họ có thể tin nhận và yêu thương Cứu Chúa của họ.

 

Điều 14: Do đó, đức tin phải được coi như sự ban cho của Đức Chúa Trời, không phải vì Chúa đã ban cho loài người để họ nhận hay chối bỏ tùy ý, nhưng vì thực sự đức tin đã được ban cho con người, được truyền vào hơi thở và trong mạch máu của con người. Cũng chẳng phải Đức Chúa Trời ban quyền hay khả năng tin nhận, rồi trong đời con người sử dụng ý chí tự do của mình mà chấp nhận những điều kiện của sự cứu rỗi và thực sự tin nhận Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhưng vì Đấng đã hành động trong con người để vừa muốn vừa làm và thực sự làm mọi sự trong mọi sự, có thể phát ra cả hành động trong con người để vừa muốn vừa làm và thực sự làm mọi sự trong mọi sự, có thể phát ra cả ý muốn tin nhận lẫn hành động tin nhận nữa.

 

Điều 15: Đức Chúa Trời không bị ràng buộc là phải ban ân điển này cho bất cứ ai, bởi vì làm sao Ngài có thể mắc nợ một người chưa hề ban phát ra một món quà nào trước đây để có thể làm nền tảng cho một sự đền bù như thế? Làm sao Ngài có thể mắc nợ một người chẳng có gì của riêng mình ngoài tội lỗi và sự giả dối? Do đó người nhận được ân điển cần phải được đời đời tri ân Đức Chúa Trời và tạ ơn Ngài mãi mãi. Người nào không được dự phần vào ân điển này thì hoặc là đã bất kể gì đến những ân tứ thuộc linh và thỏa lòng với tình trạng của mình, hoặc là không sợ gì nguy hiểm và khoe khoang một cách luống công rằng mình sở hữu những gì thật sự mình không có. Hơn nữa đối với những người bề ngoài xưng nhận đức tin và sửa đổi lòng mình, thì chúng ta, theo gương Sứ Đồ, xét đoán và nói về họ theo cách thức nào thuận lợi nhất. Vì chúng ta không thể biết được những gì sâu kín trong lòng người.  Và đối với những người chưa được kêu gọi, nhiệm vụ của chúng ta là cầu nguyện với Chúa cho họ, vì Chúa là Đấng nhìn xem mọi sự, chứ không phải chỉ bề ngoài. Nhưng chúng ta không bao giờ nên đến với họ một cách kiêu ngạo, làm như thế chúng ta coi mình là khác với họ.

 

Điều 16: Nếu đã sa ngã rồi mà con người vẫn còn là tạo vật có sự hiểu biết và ý chí thì tội lỗi vốn xâm nhập cả nhân loại, cũng không làm mất bản tính con người, nhưng đem lại cho con người sự bại hoại và sự chết thuộc linh. Do đó, ân điển tái tạo đem lại cho con người như đồ vật vô tri giác, cũng không cất khỏi họ ý chí và những đặc tính của nó hoặc xâm phạm đến ý chí đó. Những ân điển này làm cho ý chí ấy được sống lại về phần thuộc linh, chữa lành, sửa trị, và đồng thời uốn nắn ý chí một cách dịu dàng và đầy quyền năng. Khiến cho trước đây, ở đâu có sự phản loạn, chống nghịch của xác thịt ngự trị này thì nay thay thế bằng sự vâng phục sãn sàng, chân thành theo những điều thuộc linh, trong đó có sự phục hồi và tự do thật sự về phương diện thuộc linh của ý chí chúng ta, con người chẳng có hy vọng gì thoát khỏi tình trạng sa ngã bằng cách sử dụng ý chí tự do của mình được. Bởi ý chí đó mà từ tình trạng vô tội, con người đã buông mình vào trong sự hư hoại.

 

Điều 17: Công việc toàn năng của Đức Chúa Trời nhằm làm phát sinh và hỗ trợ đời sống tự nhiên của chúng ta, không thể bỏ được nhưng rất cần đến sự sử dụng những phương tiện bởi do Đức Chúa Trời, theo sự thương xót và trọn lành vô hạn của Ngài đã chọn để tác động ảnh hưởng của Ngài. Sự hoạt động siêu nhiên vừa kể của Đức Chúa Trời, nhờ đó chúng ta được tái tạo, không hề loại bỏ hay coi nhẹ việc xử dụng Phúc Âm, mà Đức Chúa Trời vô cùng khôn ngoan đã coi như hạt giống của sự tái tạo và thức ăn nuôi sống linh hồn. Do đó, như các Sứ Đồ và các giáo sư nổi tiếng đã kính cẩn dạy dỗ người ta liên quan đến ân điển này của Đức Chúa Trời để quy vinh hiển về cho Ngài và dẹp bỏ mọi sự kiêu ngạo. Tuy nhiên, đồng thời bởi những lời khuyên răng thánh của Phúc Âm, dưới ảnh hưởng của lời Kinh Thánh không ai được xao lãng những việc tuân giữ những nghi lễ Thánh và kỷ luật của Giáo Hội. Do đó, ngay cả hiện nay những người giảng dạy hay học hỏi trong Giáo Hội không bao giờ nên tính chuyện thử Đức Chúa Trời bằng cách tách rời những gì mà bởi ý tốt được ban cho bởi những sự khuyên răn, và chúng ta càng sẵn lòng thi hành nhiệm vụ của mình bao nhiêu thì ân huệ của Đức Chúa Trời càng bày tỏ rõ rệt bấy nhiêu trong chúng ta, và công việc của Ngài càng tiến triển một cách trực tiếp bấy nhiêu. Tất cả mọi vinh hiển, cả về phương tiện lẫn bông trái và kết quả cứu chuộc đều quy vinh hiển đời đời về Ngài. Amen.

 

BÁC BỎ NHỮNG SAI LẦM (Giáo Điều Phần III Và IV)

 

Sau khi giải thích giáo lý chân thật, đại hội nghị bác bỏ những sai lầm của những người theo chủ thuyết Arminianism.

 

Đoạn 1: Họ dạy rằng: Không nên cho rằng tội nguyên thủy là đủ để đoán phạt cả dòng dõi con người, hoặc khiến con người đáng chịu hình phạt trong cõi đời này hay cõi đời sau. Bởi vì dạy như thế thì trái với lời dạy sau đây của vị Sứ Đồ “cho nên như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người điều đã phạm tội” (Rô-ma 5:12) và “sự phán xét chỉ bởi một tội mà làm nên đoán phạt” (Rô-ma 5:16) và “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23).

 

Đoạn 2: Họ dạy rằng: Sự ban cho ân tứ thuộc linh hay những đức tính tốt như sự trọn lành, thánh thiện, công bình, không thuộc về ý chí của con người khi được tạo dựng, vì thế lúc con người sa ngã thì những đức tính đó cũng không thể bị tách rời được. Dạy như thế là phản lại sự mô tả về hình ảnh của Đức Chúa Trời mà Sứ Đồ đã đưa ra trong Ê-phê-sô 4:24 theo đó thì ông mô tả hình ảnh ấy bao gồm đức tính công binh và thánh thiện, là hai đức tính thuộc về ý chí.

 

Đoạn 3: Họ dạy rằng trong sự chết thuộc linh, những ân tứ thuộc linh không tách rời khỏi ý chí con người ; vì ý chí không bao giờ tự nó bại hoại, nhưng chỉ bị ngăn trở qua bóng tối của hiểu biết về những cảm tình bất thường. Họ cho rằng khi dep bỏ những ngăn trở lại,nghĩa là ý chí tự nó có thể muốn lựa chọn, hoặc không muốn và không lựa chọn tất cả phương cách tốt lành có thể đưa ra cho họ. Đây là một ý tưởng mới mẻ và cũng là một sai lầm nhằm nâng cao sức mạnh của ý chí tự do, trái với lời truyền rao của vị Tiên Tri: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa” (Giê-rê-mi 17:9). Cũng trái với lời vị Sứ Đồ: “Chúng ta hết thảy củng điều ở trong số ấy” (những đứa con không vâng phục), trước kia sống theo tư dục, xác thịt mình, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác (Ê-phê-sô 2:3).

 

Đoạn 4: Họ dạy rằng: Người chưa được tái tạo thì cũng không thực sự hay hoàn toàn chết trong tội, cũng không thể thiếu tất cả sức mạnh để đưa tới sự tốt lành về thuộc linh, nhưng người ấy vẫn có thể đói khát sự công bình và sự sống, và dâng lên của lễ là lòng đau thương thống hối, một của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời.

 

Vì những điều này trái ngược với lời chứng rõ ràng trong Kinh Thánh: “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình” (Ê-phê-sô 2:1). Và: “Các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu xa” (Sáng-thế-ký 6:5; 8:21).

 

Hơn nữa chỉ đặc biệt những người nào được tái tạo và được gọi là có phước thì mới đói khát sự giải thoát khỏi thống khổ để vào cõi đời sau, và mới có thể dâng lên cho Đức Chúa Trời của lễ là lòng đau thương thống hối (Thi-thiên 51:17 và Ma-thi-ơ 5:6).

 

Đoạn 5: Họ dạy rằng con người bại hoại và tự nhiên có thể sử dụng ân điển chung (bởi đó họ hiểu được ánh sáng tự nhiên), hoặc những ân tứ vẫn còn lại sau khi sa ngã, để có thể dần dần đạt được, nhờ sự dụng tốt ân điển và các ân tứ đó. Ân điển của Phúc Âm hay ân điển của cứu chuộc, và sự cứu rỗi, và để bằng cách này, về phần Đức Chúa Trời, Ngài sẵng sàng bày tỏ Đức chúa Giê-xu Christ ra cho mọi người, và Ngài áp dụng cho mọi người một cách đầy đủ và hữu hiệu những phương tiện cần thiết dẫn tới sự cứu rỗi.

 

Cả kinh nghiệm qua các thời đại lẫn lời kinh Thánh điều chứng tỏ rằng sự giảng giạy vừa kể là không đúng. Ngài truyền lời mình cho Gia Cốp, luật lệ cho Y-sơ-ra-ên. Ngài chẳng hề làm như vậy cho dân nào khác. Chúng nó không biết mạng lịnh của Ngài (Thi-thiên 147:19-20). “Trong những đời trước đây Ngài để cho mọi dân theo đường riêng mình” (Công-vụ 14:16) và họ (Phao lô và các bạn đồng hành của ông) bị Thánh Linh cấm không cho truyền đạo trong xứ Asi. Tới gần xứ mysia rồi, họ chuẩn bị đi vào vùng Bithynia, nhưng Thánh Linh của Đức Chúa Giê-xu Christ (Công vụ 16:6-7).

 

Đoạn 6: Họ dạy rằng trong sự ăn năn trở lại đạo thật của người ta, Đức Chúa Trời không truyền vào cho ý chí những đức tính, quyền năn hay ân tứ mới nào, do đó đức tin, bởi do chúng ta trước hết trở lại đạo và được gọi là tín đồ, không phải là đức tính hay ân tứ do Đức Chúa Trời truyền cho, nhưng chỉ là một hành động của con người, và không thể bảo đó là một ân tứ, ngoại trừ liên quan đến quyền năng do đạt được đức tin này.

 

Do đó, họ mâu thuẩn với lời kinh Thánh, vốn dạy rằng Đức Chúa Trời truyền vào lòng chúng ta những đức tính mới của đức tin, sự vâng lời, và ý thức về tình yêu của Ngài. “Ta sẻ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng chúng nó” (Giê-rê-mi 31:33). “Ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy nơi đất khô.” Ta sẽ đổ thần ta trên con cái ngươi (Ê-sai 44:3). Và “Sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta” (Rô-ma 5:5).

Lời dạy của họ cũng chống nghịch với đường lối hành đạo thông thường của Hội Thánh, vốn cầu nguyện bởi miệng của vị Tiên Tri như sau: “Xin Chúa cho tôi trở lại, thì tôi sẽ được trở lại” (Giê-rê-mi 31:18).

 

Đoạn 7: Họ dạy rằng ân điển, bởi đó chúng ta trở lại cùng Đức Chúa Trời, chỉ là một sự khuyên bảo điều đặn hoặc (như những người khác giải thích) đây là phương cách cao quý nhất để hoạt động khiến người ta trở lại đạo, và phương cách hoạt động này bao gồm sự khuyên bảo, hòa hợp với bản tính con người, và rằng không có lí do gì khiến cho ân điển khuyên bảo này không đủ để làm cho con người tự nhiên trở nên thiêng liêng. Thực vậy, họ nói rằng Đức Chúa Trời không làm nẩy sinh sự chấp thuận của ý chí, trừ phi qua phương cách khuyên bảo này. Họ bảo quyền năng của cách hoạt động của Chúa vượt trên các hoạt động của Sa-tan và vì Đức Chúa Trời hứa hẹn những điều tốt lành đời đời, trong khi Sa-tan chỉ hứa những điều tốt lành của đời này thôi.

 

Nhưng đây chỉ là lý luận của nhóm Pelagian và trái ngược với toàn bộ Kinh Thánh ngoài vấn đề này Kinh Thánh còn dạy một phương cách thiêng thượng đầy quyền năng khác nữa về hoạt động của Thánh Linh trong việc khiến người ta trở lại đạo, như có chép trong Ê-xê-chi-ên: “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt” (Ê-xê-chi-ên 36:26).

 

Đoạn 8: Họ dạy rằng trong sự tái tạo con người Đức Chúa Trời không dùng đến những quyền phép toàn năng của Ngài để có thể mạnh mẽ và chắc chắn uốn nắng ý chí con người và đức tin và sự trở lại đạo. Nhưng dù Đức Chúa Trời đã hoàn tất mọi công việc của ân điển để đem con người trở lại đạo, con người vẫn có thể chống nghịch lại với Đức Chúa Trời và Thánh Linh, khi Đức Chúa Trời dự tính và muốn tái tạo con người; và thực sự con người thường chống đối đến độ ngăn cản hoàn toàn sự tái tạo mình. Do đó việc con người được tái tạo hay không là nằm trong khả năng của con người.

 

Dạy như thế chẳng khác gì chối bỏ tất cả sự hữu hiện của ân điển Đức Chúa Trời trong việc khiến chúng ta trở lại đạo, và làm cho công việc của toàn năng phụ thuộc vào ý chí của con người. Điều này ngược lại với lời dạy của các Sứ Đồ rằng: “Chúng ta tin theo như sự hành động của quyền năng vô hạn của Ngài” (Ê-phê-sô 1:19) và rằng: “Đức Chúa Trời lấy quyền phép làm trọn trong anh em mọi ý định thương xót của lòng nhân Ngài và công việc của đức tin” (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:11) và rằng “quyền phép thiêng thượng của Ngài đã ban cho chúng ta tất cả những điều thuộc về sự sống và lòng tin kính” (II Phi-e-rơ 1:3).

 

Đoạn 9: Họ dạy rằng ân điển và ý chí tự do là nguyên nhân góp phần, cùng nhau hoạt động trong giai đoạn đầu của sự trở lại đạo, và theo thứ tự hành động thì ân điển không đứng trước hoạt động của ý chí; nghĩa là Đức Chúa Trời không giúp đỡ ý chí con người một cách hữu hiệu để dẫn tới sự trở lại đạo, cho tới chừng nào ý chí con người thay đổi và quyết định làm việc này.

 

Hội Thánh cổ xưa đã từ lâu lên án giáo lý của những người Pelagian, theo lời của vị Sứ Đồ. Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót. (Rô-ma 9:16). Tương tự “Bởi vì ai, phân biệt ngươi với người khác? Ngươi có điều chi mà đã không do nhận lãnh chăng?” (I Cô-rinh-tô 4:7) và “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi-líp 2:13).

 

GIÁO ĐIỀU PHẦN THỨ V

Sự Bền Đổ của Các Thánh Đồ

 

Điều 1: Theo mục đích của Đức Chúa Trời, những ai mà Ngài đã kêu gọi để được thông công với con Ngài, là Đức Chúa Giê-xu Christ của chúng ta, thì Ngài cũng thoát họ ra khỏi sự thống trị và làm nô lệ cho tội lỗi, dù rằng trong đời sống này, Ngài không giải thoát họ khỏi thân xác tội lỗi này, cũng không giúp họ thoát khỏi những khiếm khuyết của xác thịt.

 

Điều 2: Từ đó nảy sinh những tội lỗi khiếm khuyết hằng ngày, ngay cả công việc tốt của các Thánh Đồ cũng không thoát khỏi dính những vết bẩn. Những tội lỗi này khiến cho họ có lý do thường xuyên để hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời và chạy đến Đức Chúa Giê-xu Christ đã chịu đóng đinh để tìm nơi trú ẩn, để chịu cho xác thịt mình càng ngày càng chết đi bởi tinh thần cầu nguyện và sự thi hành lòng mộ đạo thánh thiện, và để vươn tới mục tiêu toàn thiện, cho đến cuối cùng, khi được thoát khỏi thân thể hay chết này, họ sẽ cùng trị với Chiên Con của Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng.

 

Điều 3: Bởi lý do tội lỗi còn vấn vương này và cũng vì những cám dỗ thế gian và Satan, những người đã trở lại đạo không thể bền đổ trong ân điển ấy nếu chỉ nhờ cậy nơi sức riêng mình. Nhưng Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài đã ban ân điển với lòng thương xót, Ngài cũng công nhận họ và gìn giữ họ trong ân điển Ngài cho đến cuối cùng.

 

Điều 4: Dù sự yếu đuối của xác thịt không thể vượt trội hơn quyền năn của Đức Chúa Trời là Đấng công nhận và gìn giữ những tín đồ thật trong tình trạng ân điển, những người trở lại đạo rồi không phải luôn được Thánh Linh của Đức Chúa Trời ảnh hưởng và tác động giúp cho họ không phạm tội, trong một số trường hợp đặt biệt nào đó, đi xa sự hướng dẫn của ân điển thiên thượng, để rồi bị dỗ dành và chiều theo những ham muốn của xác thịt. Do đó họ phải thường xuyên tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi bị sa vào cám dỗ, khi xao lãng sự tỉnh thức, và cầu nguyện, chẳng những họ có thể bị rơi vào những tội lỗi thật gướm ghiết của xác thịt, thế gian và Satan, mà đôi khi, bởi sự cho phép công bình của Đức Chúa Trời, họ thật sự mắc phải những điều ác này; sự sa ngã đáng tiếc của Đa-vít, Phi-e-rơ, và các Thánh Đồ khác, như được mô tả trong Kinh Thánh đã minh chứng điều này.

 

Điều 5: Tuy nhiên, bởi tội lỗi ghê gớm như thế, họ xúc phạm nhiều đến Đức Chúa Trời, gây sự phạm tội chết người, làm buồn lòng Đức Thánh Linh, làm gián đoạn hoạt động của đức tin, gây thương tổn đáng buồn cho lương tâm họ, và đôi khi trong một thời gian nào đó, họ mất đi ý thức về ân huệ của Đức Chúa Trời cho tới chừng nào họ thành khẩn ăn năn, thay đổi đường lối của mình, ánh sáng từ khuôn mặt của Cha Thiên Thượng lại chiếu rọi trên họ.

 

Điều 6: Nhưng Đức Chúa Trời, là đấng giàu lòng thương xót, theo mục đích lựa chọn không thay đổi của Ngài, ngay cả trong khi họ ở trong sự sa ngã đáng buồn, cũng chẳng thể cho họ miệt mài quá xa trong tội đến độ mất đi ân điển làm con cái Ngài, và phải bỏ mất tình trạng được xưng công bình, hoặc phạm tội đáng chết hay chống lại Đức Thánh Linh. Ngài cũng không cho phép họ bị hoàn toàn bỏ rơi, để rồi phải buôn mình vào sự hủy diệt đời đời.

 

Điều 7: Trước tiên trong những sự sa ngã này, Ngài gìn giữ ở trong họ hạt giống không hư họi của sự tái tạo, để họ khỏi bị hủy diệt hay hư mất hoàn toàn. Một lần nữa bởi lời Kinh Thánh và Thánh Linh, Ngài chắc chắn làm mới họ lại một cách có hiệu quả, dẫn họ đến sự ăn năn, để họ chân thành đau buồn về tội lỗi mình, để họ biết tìm kiếm và đạt được sự chuộc tội trong huyết của Đấng Trung Bảo. Để họ lại được nếm trải ân huệ của Đức Chúa Trời cả được phục hòa bỏi đức tín tôn quý ơn thương xót của Ngài, và từ đó trở đi, càng thêm lòng hăng say thực hiện sự cứu rỗi của chính họ, với lòng kính sợ và run rẫy.

 

Điều 8: Do đó, chẳng phải bởi công đức hay sức lực của họ mà họ chẳng hoàn toàn bị sa ngã khỏi đức tin và ân điển, cũng không miệt mài rồi cuối cùng hư mất trong sự thối lui của mình; nhưng chính là nhờ ân điển nhưng không của Đức Chúa Trời đã giúp họ khỏi rơi vào tình trạng đó. Đối với họ thì tình trạng sa ngã này chẳng những có thể sảy ra mà còn chắc chắn sảy ra nữa. Nhưng đối với Đức Chúa Trời thì tình trạng ấy hoàn toàn không thể xảy ra được. Bởi vì lời khuyên dạy của Ngài không thể thay đổi được, lời hứa của Ngài cũng chẳng thể sai. Sự kêu gọi theo mục đích của Ngài cũng không thể rút lại được. Công nghiệp, sự cầu thay và giữ gìn của Đức Chúa Giê-xu Christ không thể trở thành luống công. Sự đóng ấn của Đức Thánh Linh chẳng thể bị ngăn trở hay xóa bỏ được.

 

Điều 9: Về sự gìn giữ những người được chọn trong ơn cứu rỗi và về sự bền đổ của họ trong đức tin thì những tín đồ chân thật có thể và chắc chắn nhận được sự đảm bảo tùy theo lượng đức tin của mình, bởi đó họ chắc chắn tin rằng bây giờ và trong tương lai, họ vẫn mãi mãi là thành viên sống của Hội Thánh, và họ có được sự tha tội và sự sống đời đời.

 

Điều 10: Tuy nhiên sự đảm bảo này không phát xuất từ bất kỳ sự khải thị đặc biệt nào trái ngược hay độc lập với lời của Đức Chúa Trời, nhưng bắt nguồn từ đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời đã được khải thị rất nhiều qua Kinh Thánh để an ủi chúng ta. Sự đảm bảo này cũng bắt nguồn từ lời chứng của Đức Thánh Linh làm chứng trong lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái và kẻ kế tự của Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:16-17). Cuối cùng, sự đảm bảo này còn phát xuất từ một ước muốn thành thực và thánh thiện để giữ lương tâm tốt và làm các việc lành. Và nếu những người được Đức Chúa Trời lựa chọn bị tước đoạt niềm an ủi vững vàng này rằng cuối cùng họ sẽ đạt được chiến thắng, và nếu họ bị mất đi lời cam kết chắc chắn về vinh hiển đời đời, thì trong toàn thể nhân loại này, họ sẽ là những người khốn khổ nhất.

 

Điều 11: Hơn nữa, Kinh Thánh minh chứng rằng những tín đồ trong cuộc sống này phải tranh đấu với nhiều nghi ngờ khác nhau của xác thịt, và trong những sự cám dỗ đau buồn, không phải họ luôn luôn cảm thấy sự bảo đảm đầy đủ của đức tin và sự biết chắc vững vàng của lòng bền đổ. Nhưng Đức Chúa Trời vốn là cha của mọi sự an ủi không để họ chịu sự cám dỗ quá sức mình đâu, nhưng trong sự cám dỗ ấy Ngài sẽ mở đường cho ra khỏi để họ có thể chịu được (I Cô-rinh-tô 10:13) và lại bởi Thánh Linh, truyền cho họ có được sự đảm bảo yên ổn và lòng bền đổ.

 

Điều 12: Sự biết chắc vững vàng của lòng bền đổ, tuy vậy không hề khơi dậy trong những người tin một tinh thần kiêu căng, hoặc khiến cho họ trở thành tin tưởng nơi sự yên ổn của xác thịt. Trái lại, sự biết chắc này là nguồn gốc thực sự của lòng khiêm nhường, sự hiếu kính, sự sốt sắng thực sự, sự kiên nhẫn trong mọi hoạn nạn, nóng cháy khi cầu nguyện, bền đỗ trong lúc chịu khổ và xưng nhận lẽ thật, và sự vui mừng vững vàng trong Đức Chúa Trời. Bởi đó khi suy xét đến ân huệ này, người ta sẽ được thúc đẩy để nghiêm chỉnh và thường xuyên thực hành lòng biết ơn và các việc lành, như đã chứng tỏ qua lời chứng của Đức Thánh Linh và gương mẫu của các Đức Chúa Trời.

 

Điều 13: Lòng tin được cải tạo trong sự bền đổ không đem lại luông tuồng hay bất kính nơi những người đã được hồi phục sau khi sa ngã, nhưng lòng tin này khiến họ càng thêm thận trọng và nôn nóng tiếp tục con đường của Chúa, theo như Ngài đã định rằng những ai bước đi trên con đường ấy có thể giữ lòng tin chắc của sự bền đổ, e rằng nếu họ lạm dụng lòng nhân từ của Cha Thiên Thượng, Ngài sẽ xây mặt khỏi họ (hãy nghĩ đến những điều người kính sợ Chúa coi quý báu hơn sự chết nữa) và bởi hậu quả của việc đó, họ rơi vào tình trạng lương tâm bị cắn rứt càng nặng nề hơn.

 

Điều 14: Đức Chúa Trời đã đẹp lòng như thế nào, bởi việc giảng dạy Phúc Âm, để bắt đầu công việc ân điển này trong chúng ta, thì Ngài cũng giữ gìn, tiếp tục và làm cho hoàn hảo công việc ấy bởi sự nghe và đọc lời của Ngài, bởi sự suy gẫm lời ấy, và bởi những sự khuyên dạy, ngăn đe và những lời hứa trong đó và bởi việc xử dụng các nghi lễ Thánh.

 

Điều 15: Tâm trí xác thịt không thể nào hiểu nổi giáo lý này về sự bền đổ của các Thánh Đồ và tin chắc vững vàng nơi sự bền đổ ấy, là điều mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ rất nhiều trong lời của Ngài, để làm vinh hiển danh Ngài và để làm an ủi những linh hồn mộ đạo. Đó cũng là điều mà ghi khắc vào lòng những người tin Ngài. Satan kính sợ điều đó, thế gian chế giễu điều đó, những người ngu dốt và những kẻ giả hình thì lạm dụng điều đó, còn những kẻ theo dị giáo thì chống nghịch lại điều đó. Những cô dâu của Đức Chúa Giê-xu Christ vẫn luôn luôn giữ lòng yêu thương đều đặn và thường xuyên bênh vực điều đó như một kho tàng vô giá, và Đức Chúa Trời, Đấng mà không một cuộc tranh luận hay một sức mạnh nào có thể thắng hơn được, sẽ sắp xếp để cho cô dâu ấy tiếp tục cho đến cuối cùng. Nguyện xin sự cao trọng và vinh hiển thuộc về một Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh đời đời vô cùng. Amen.

 

BÁC BỎ NHỮNG SAI LẦM (Giáo Điều Phần Thứ V)

 

Sau khi giải thích giáo lý chân thật, Giáo Hội Nghị đã bác bỏ sai lầm của những người:

 

Đoạn 1: Họ dạy rằng: Sự bền đổ của các tín đồ chân thật không phải là bông trái của sự lựa chọn, hay một sự ban cho của Đức Chúa Trời mà người ta có thể nhờ sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ nhưng là một điều kiện của giao ước mới. Họ cho rằng trước khi được quyết định lựa chọn và xưng công bình, con người phải làm trọn giao ước mới này bởi ý chí tự do của mình. (“Who teach that the perseverance of true believers is not an effect of election or a gift of God produced by Christ’s death, but a condition of the new covenant which people–before what they call their ‘peremptory’ election and justification–must fulfill by their free will.”)

 

Bởi Kinh Thánh chứng minh rằng sự bền đổ này bắt nguồn từ sự lựa chọn, và được ban cho những người Chúa chọn nhờ ở sự chết, sự sống lại và sự cầu thay của Đức Chúa Giê-xu Christ: “Nhưng những kẻ lựa chọn thì đã được, và những kẻ khác thì bị cứng lòng” (Rô-ma 11:7). Tương tự: “Ngài đã không tiếc chính con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó con ấy cho, thì Ngài chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với con ấy cho chúng ta sao? Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã chết và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Thượng Đế, cầu nguyện cho chúng ta. Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Giê-xu Christ?” (Rô-ma 8:32-35).

 

Đoạn 2: Họ dạy rằng: Đức Chúa Giê-xu Christ thực sự có cung cấp cho người tín đồ đầy đủ sức mạnh để bền đổ, và Ngài luôn luôn sẵn sàng gìn giữ những sức mạnh này trong tin đồ nếu người này bằng lòng làm nhiệm vụ của mình, nhưng cho dù sử dụng tất cả mọi điều cần thiết để bền đổ trong đức tin, và Đức Chúa Trời sẽ dùng những điều ấy để gìn giữ đức tin, thì vẫn để ý chí có muốn bền đổ hay không.

 

Ý tưởng này chứa đựng một lý thuyết đã công bố của phái Pelagian, và trong lúc khiến cho con người được tự do thì cũng làm cho họ trở thành những kẻ cướp đoạt sự cao trọng của Đức Chúa, trái ngược với sự thỏa thuận mỗi ngày một có ảnh hưởng của giáo lý Phúc Âm, vốn không dành một chút khoe mình nào cho con người mà qui mọi lời khen ngợi ân huệ này về cho ơn ân điển của Đức Chúa mà thôi. Ý tưởng này cũng phản lại lời vị Sứ Đồ, rằng: “Ngài sẽ khiến anh em được vững bền đến cuối cùng; để khỏi bị quở trách trong ngày của Cứu Chúa Giê-xu Christ chúng ta” (I Cô-rinh-tô 1:8).

 

Đoạn 3: Họ dạy rằng: Những tín đồ thật và những người đã được tái tạo không những có thể mất đi đức tin xưng nghĩa, cũng mất đi ân điển và sự cứu chuộc hoàn toàn cho đến cuối cùng, nhưng thực ra họ thưởng mất đi đức tin và ân điển này và bị hư mất đời đời.

 

Quan niệm như thế là làm mất đi quyền năng của ân điển, sự xưng nghĩa, sự tái tạo, và sự gìn giữ liên tục của Đức Chúa Giê-xu Christ, và đi ngược lại với những lời bày tỏ của Sứ Đồ Phao-Lô: “…Khi chúng ta còn là người có tội, thì Đức Chúa Giê-xu Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình thì sẽ nhờ Ngài mà được cứu khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là thế nào” (Rô-ma 5:8-9). Và cũng ngược lại với sứ đồ Giăng: “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hạt giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời” (I Giăng 3:9). Và cũng trái với lời của Đức Chúa Giê-xu Christ: “Ta ban cho chúng sự sống đời đời; chúng chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp chúng khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết, đã ban cho ta những chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chúng khỏi tay Cha” (Giăng 10:28-29).

 

Đoạn 4: Họ dạy rằng: Những người tín đồ thật và những người đã được tái tạo có thể phạm tội đáng chết hay tội chống lại Đức Thánh Linh.

 

Cũng chính sứ đồ Giăng, sau khi nói trong thư đầu tiên của ông, đoạn 5:16-17, về những người phạm tội đáng chết, và sau khi đã cấm việc cầu nguyện cho những người này, thì ông liền thêm điều này trong câu 18. “Chúng ta biết rằng ai sanh ra bởi Đức Chúa Trời, thì hẳn chẳng phạm tội; nhưng ai sanh bởi Đức Chúia Trời thì tự giữ lấy mình, ma quỷ chẳng làm hại ngươi được” (I Giăng 5:18), hai chữ “Phạm tội” ông dùng ở đây có nghĩa là phạm tội đáng chết hay chống lại Đức Thánh Linh.

 

Đoạn 5: Họ dạy rằng: “Nếu không có một sự khải thị đặc biệt thì chúng ta không thể có được một sự chắc chắn về lòng bền đổ tương lai trong cõi đời này.”

 

Bởi vì giáo lý này đã cất đi khỏi các tín đồ chân thật sự an ủi chắc chắn và cũng khiến cho những sự nghi ngờ của người Công Giáo La Mã gieo rắc trong Hội Thánh. Trong lúc ấy thì Kinh Thánh thường xuyên rút ra thành kết luận về sự chắc chắn này, không phải rút ra từ một khải thị đặc biệt hay dị thường nào, nhưng từ những điểm thích hợp với con cái Đức Chúa Trời và từ chính lời hứa của Ngài, đặc biệt như lời Sứ Đồ Phao Lô: “Chẳng ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ Chúa chúng ta” (Rô-ma 3:39). Và Thánh Giăng cũng nói: “Ai giữ các điều răn của Ngài thì ở trong Ngài và Ngài ở trong người ấy. Và bởi đó chúng ta biết rằng Ngài ở trong chúng ta, bởi lời Thánh Linh mà Ngài ban cho chúng ta” (I Giăng 3:24).

 

Đoạn 6: Họ dạy rằng: “Giáo lý về sự chắc chắn của lòng bền đổ và sự cứu chuộc, ngay từ đặc tính và bản chất, là nguyên do gây ra sự biếng nhác, và rất nguy hại cho sự thánh thiện, luân ý tốt đẹp, sự cầu nguyện và các nghi lễ thánh khác. Trái lại, rất nên nghi ngờ giáo lý ấy.”

 

Lời dạy của họ cho thấy là họ không biết quyền năng của ân điển Đức Chúa Trời và sự vận hành của Đức Thánh Linh ngự bên trong. Họ cũng mâu thuẫn với sứ đồ Giăng, vốn đầy những lời tỏ tường như sau trong thư thứ nhất của ông: “Hỡi anh em yêu dấu, bây giờ chúng ta đã là con cái của Đức Chúa Trời, và chúng ta sẽ trở nên như thế nào thì điều ấy chưa được bày tỏ ra. Chúng ta biết rằng nếu Ngài được bày tỏ ra thì chúng ta cũng sẽ giống như Ngài; Bởi vì chúng ta sẽ thấy Ngài như Đấng vốn có thật. Và mỗi người nào đã đặt hy vọng nơi Ngài thì phải dọn cho mình tinh sạch” (I Giăng 3:2-3).

 

Hơn nữa những điều họ dạy cũng mâu thuẫn với gương mẫu của các Thánh Đồ cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước. Các Thánh Đồ này dư biết chắc chắn về sự bền đổ và cứu chuộc của mình, vẫn thường xuyên cầu nguyện và làm các nghi lễ Thánh khác.

 

Đoạn 7: Họ dạy rằng: “Đức tin của những người tin trong một thời gian cũng không khác gì đức tin xưng nghĩa và cứu chuộc, có khác chăng chỉ thời gian ngắn hay dài mà thôi.”

 

Chính Đức Chúa Giê-xu Christ, trong  Ma-thi-ơ 13:20, Lu-ca 8:13 và trong những chỗ khác nữa, hiển nhiên ghi nhận rằng ngoài vấn đề thời gian ngắn hay dài, còn có một sự khác biệt ba mặt giữa những người chỉ tin một thời gian và những tín đồ thật. Người chỉ tin một thời gian cũng giống như hạt giống rơi trên đất có đá sỏi, còn người tín đồ thật cũng giống như hạt giống gieo vào miếng đất tốt là tấm lòng của họ. Ngài cho biết rằng những người chỉ tin một thời gian thì không có rễ, còn tín đồ thật thì đâm rễ vững bền. Những người chỉ tin một thời gian thì không sanh bông trái, nhưng các tín đồ thật thì mang lại nhiều bông trái một cách thường xuyên và đều đặn.

 

Đoạn 8: Họ dạy rằng: “Không có gì lạ kỳ nếu có người đã mất đi sự tái tạo đầu tiên nhưng vẫn được sanh lại một lần nữa.”

 

Dạy như vậy là chối bỏ tính cách không hề hư nát của hạt giống của Đức Chúa Trời, bởi đó chúng ta được sanh lại. Dạy như thế cũng mâu thuẫn với lời chứng của Sứ Đồ Phi-er-ơ: “Anh em đã được sanh lại rồi, không bởi hạt giống hay hư nát, nhưng bởi hạt giống không hề hư nát” (I Phi-e-rơ 1:23).

 

Đoạn 9: Họ dạy rằng: “Chẳng có chỗ nào thấy chép rằng Đức Chúa Giê-xu Christ cầu nguyện cho những người tin Ngài cứ tiếp tục trong đức tin mà không hề lầm lỗi.”

 

Họ mâu thuẫn với đức Chúa Giê-ss Christ, vì Ngài có phán: “Ta cầu nguyện cho ngươi (Si-môn) để đức tin người không thiếu hụt” (Lu-ca 22:32). Sứ đồ Giăng cũng nói rằng đức Chúa Giê-xu Christ không những chỉ cầu nguyện cho các sứ đồ mà còn cho những người bởi lời các sứ đồ mà tin theo nữa: “Lạy Cha Thánh, xin giữ gìn họ trong danh Cha” và “Con chẳng cầu xin cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha giữu họ khỏi kẻ ác” (Giăng 17:11, 15).

This document has been modified from the Vietnamese version at

cprf.co.uk/languages

www.godssovereigntyinvietnam.com

Go to main GSiV Resources page

(Hãy xem: “ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ SỰ CỨU RỖI:

Tín Lý Về Ân Điển Quyền Năng”

https://godssovereigntyinvietnam.com/sovereign-grace-paper/)