Một trang web góp phần cho Cơ Đốc Nhân người Việt vui hưởng Đức Chúa Trời và quyền năng cao cả của Ngài (Ê-phê 1:4-5)
A place for Vietnamese Christians to enjoy God and his supremacy
ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ SỰ CỨU RỖI:
Tín Lý Về Ân Điển Quyền Năng
GOD AND SALVATION: The Doctrines of Sovereign Grace
1) Vì Đức Chúa Trời quá yêu thế gian
Có một số câu Kinh thánh quen thuộc với các Cơ đốc nhân như Giăng 3:16—”Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Đây thật sự là câu Kinh thánh được yêu thích nhất. Khi tìm hiểu câu này, nó có thể giúp chúng ta trở lại một chút để suy xét toàn bộ Phúc Âm Giăng. Phúc Âm Giăng là sách đứng tách biệt với các sách Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca gồm mục vụ với người Do Thái, ngầm qua các ẩn dụ, ám chỉ về Cựu ước hơn là trích dẫn trực tiếp. Có nhiều giới hạn ngôn ngữ hơn các sách tin lành Cộng quan mang các chủ đề như Đấng Cứu Thế. “Tự hữu” nói đến vai trò của Chúa Giê-xu trong Ba Ngôi. Giăng cũng thể hiện đức tin, sự được chọn (election) và sự sống đời đời.
2) Nghiên cứu sách Giăng dễ hơn các sách Phúc Âm khác, vì Giăng nêu rõ mục đích viết sách của mình (Giăng 20:30-31). Công việc của ông nói rất nhiều về các cuộc gặp gỡ của người Do-thái với Chúa Giê-xu, dường như không hàm ý rằng Giăng chống lại người Do-thái, nhưng Phúc âm của Giăng là nhằm để đem người Do-thái đến với tin lành, chứng minh rằng Đấng Mê-si đã đến. Trong nữa phần đầu của sách chúng ta thấy rằng Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si qua các dấu kỳ phép lạ. Chương 3 tập trung vào chức vụ của Chúa Giê-xu tại xứ Giu-đê cho đến dân ngoại. “Phần chính của chương 3 và 4 nhấn mạnh vào hai cuộc gặp quan trọng, một là với người đại diện của tổ chức tôn giáo Do-thái (Ni-cô-đem, 3:1-21), và một là với người Sa-ma-ri theo tôn giáo (một người phụ nữ Sa-ma-ri, 4:1-26). Phần này bao gồm mục vụ của Chúa Giê-xu cho một quan chức dân ngoại (4:43-54)” (ESV Study Bible, p. 2023).
3) Bây giờ hãy đọc Giăng 3:16 theo ngữ cảnh của nó:
- “Trong vòng người Pha-ri-si, có người tên là Ni-cô-đem, là một người trong những kẻ cai trị dân Giu-đa. Ban đêm, người nầy đến cùng Đức Chúa Jêsus mà nói rằng: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được. Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy. Ni-cô-đem lại nói: Điều đó làm thể nào được? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi là giáo sư của dân Y-sơ-ra-ên, mà không hiểu biết những điều đó sao! Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, chúng ta nói điều mình biết, làm chứng điều mình đã thấy; còn các ngươi chẳng hề nhận lấy lời chứng của chúng ta. Ví bằng ta nói với các ngươi những việc thuộc về đất, các ngươi còn chẳng tin thay; huống chi ta nói những việc thuộc về trời, thì các ngươi tin sao được? Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con người vốn ở trên trời. Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. Vả, sự đoán xét đó là như vầy: Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng. Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho các việc của mình được bày tỏ ra, vì đã làm trong Đức Chúa Trời. Kế đó, Đức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giu-đê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báp-têm.” (Giăng 3:1-22)
4) Dường như những lời của Chúa Giê-xu dừng ở câu 15, còn lại là phần chú giải của Giăng. Cho dù cách nào đi nữa, thông điệp rõ ràng rằng Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại và Chúa Giê-xu đang nói với Ni-cô-đem những điều thuộc về thiên đàng mà Ni-cô-đem không biết, dầu ông là một lãnh đạo giữa vòng người Do-thái. Chúa Giê-xu phán: “Ta nói cùng ngươi, chúng ta nói điều mình biết, làm chứng điều mình đã thấy; còn các ngươi chẳng hề nhận lấy lời chứng của chúng ta.” Giống như việc khiển trách người Do-thái trong đền thờ trong phân đoạn tiếp theo từ 2:23-3:21, bây giờ Chúa đang nói chuyện với một người Do-thái khác–là Ni-cô-đem–một người chưa từng hiểu lý do vì sao Chúa Giê-xu đến. Chúa đã nói với ông về sự tái sanh và Ni-cô-đem không hiểu.
5) Chúa Giê-xu nói tiếp: “Ví bằng ta nói với các ngươi những việc thuộc về đất, các ngươi còn chẳng tin thay; huống chi ta nói những việc thuộc về trời, thì các ngươi tin sao được? Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con người vốn ở trên trời. Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.” Chúa Giê-xu quở trách Ni-cô-đem về sự vô tín của ông, và rồi Ngài nói về Môi-se và con rắn–dấu hiệu về sự chết, sự sống, sự phán xét và hy vọng cho tổ tiên của Ni-cô-đem. Việc sử dụng từ “Con Người” Ni-cô-đem có thể nghĩ về một nhân vật thiên thượng được tôn cao trong Đa-ni-ên đoạn 7. Bây giờ chúng ta biết Chúa Giê-xu là Con Người trong Đa-ni-ên 7 và Ngài bị treo trên thập tự, từ đó kéo những người tin đến với Ngài, ban cho họ sự sống đời đời. Những câu này là lời hy vọng dành cho các dân ngoại và các lãnh đạo Do-thái giả hình, nếu họ ăn năn và tin.
6) Thông điệp của câu 16 cho sự rõ ràng về một người phải bị treo lên. Đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến, hầu cho ai tin Ngài thì sẽ được sự sống đời đời. Đức Chúa Trời không muốn định tội họ, không, họ đã bị định tội rồi. Trái lại, sự đến của Ngài là hy vọng cho những người tin. Cả những người theo lẫn người không theo phái Calvin đều thán phục trước ân điển của Đức Chúa Trời khi bắt gặp câu này–”Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài…” Chúng ta đáng chịu sự định tội như trong câu 18-21 nói. Tình yêu của Đức Chúa Trời cho thế gian được bày tỏ rõ ràng tại thập tự giá qua sự chết của con Ngài. Mạng lịnh về Phúc âm của Chúa Giê-xu dành cho tất cả người tin Ngài.
7) Nhưng có những người không theo phái Canh-vin nghĩ rằng họ chỉ trích Giăng 3:16 làm dịu sự tranh cãi đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Hiển nhiên không phải vậy. Giống như tất cả những câu có liên quan đến sự tranh cãi, phải hiểu theo văn cảnh của nó và giải nghĩa cho phù hợp. Trong câu Kinh thánh nổi tiếng này Đức Chúa Trời công bố tình yêu của Ngài cho nhân loại là tình yêu thật. Và Giăng làm cho phong phú ý tưởng của mình khi ông trình bày công tác cứu chuộc của Đức Chúa Trời không phải là điều gì đó con người có thể muốn mà không cần Đức Chúa Trời. Giăng 3:16 cơ bản là về Đức Chúa Trời và ý muốn Ngài, không phải ý muốn của con người.
8) Hãy xem điều mà vị sứ đồ đã nói ngay từ đầu của sách mình: “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy” (Giăng 1:11-13). Thế rồi chúng ta lại để ý thấy rằng Chúa Giê-xu nói chuyện với Ni-cô-đem trong Giăng 3:3, “Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” Ni-cô-đem không có chọn lựa nào trong sự sinh ra lần thứ nhất của mình và nếu ông phải chịu sinh lại, sự sinh lại lần thứ hai của ông cũng hoàn toàn thuộc vào Đức Chúa Trời. Giăng 3:27 nói: “Giăng trả lời rằng: Ví chẳng từ trên trời ban cho, thì không một người nào có thể lãnh chi được.”
9) Trong chương 6, Chúa Giê-xu phán: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt” (câu 44). Giăng 6:65 nói rằng: “Ngài lại phán rằng: Chính vì cớ đó, mà ta đã nói cùng các ngươi rằng nếu Cha chẳng ban cho, thì chẳng ai tới cùng Ta được.” Sự nhấn mạnh ở đây là về quyền năng của Đức Chúa Trời và không phải ý muốn của con người. Vì vậy khi chúng ta chuẩn bị để Giăng 3:16 thể hiện đầy đủ ý của nó, đừng để ý con người trong đó. Vâng, Đức Chúa Trời yêu thế gian, nhưng chúng ta phải hiểu chữ “hễ ai” theo nghĩa như Chúa Giê-xu và Giăng bày tỏ. Chúng ta cho rằng chữ “hễ ai” không nhấn mạnh ý chí tự do của con người mà nhấn mạnh tình yêu và ân điển quyền năng (sovereign grace) của Đức Chúa Trời là điều soi sáng cách rõ ràng xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh, là hy vọng cứu chuộc duy nhất của người được chọn (as the elects’ only hope of redemption).
10) Tín lý về ân điển quyền năng
Tín lý về ân điển quyền năng, hay thuyết Calvin căn bản là về sự vĩ đại và uy nghi của Đức Chúa Trời. Điều quan trọng nhất của con người là làm vinh hiển Đức Chúa Trời và tận hưởng Ngài mãi mãi, như Tín Điều Trích lượt Westminster nói đến. Thuyết Calvin đặc biệt liên quan đến sự thảo luận của chúng ta theo hướng này–Đức Chúa Trời là vĩ đại và đáng được ngợi khen. Ngài là Đấng quyền năng và là món quà vĩ đại nhất mà Ngài có thể ban cho người khác. Ngài sẽ không dừng lại để bênh vực cho mình qua sự chết và sự phục sinh của ngôi hai trong ba ngôi Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu-Thần Nhân.
11) Charles Spurgeon đã đi theo thuyết Calvin mà chúng ta sẽ bàn đến ở đây. Ông nói: “Đối với tôi, Calvin cho rằng cương vị của Đức Chúa Trời đời đời là ở đầu của mọi sự. Tôi quan sát mọi thứ qua sự liên hệ của nó với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tôi nhìn thấy Đức Chúa Trời trước tiên, và kế đến là con người… Thưa anh chị em, nếu chúng ta sống trong sự cảm thông với Đức Chúa Trời, chúng ta vui mừng nghe Ngài phán: “Ta là Đức Chúa Trời và chẳng có Đấng nào khác” (Piper sermon, “Spurgeon,” quoting An All Round Ministry, p. 337).
12) Như vậy chúng ta rõ ràng từ đầu rằng nhà truyền giáo Spurgeon là một người theo Calvin, có rất nhiều bằng chứng:
- “Tôi có ý kiến riêng của mình rằng không có gì bằng việc giảng Đấng Christ và việc bị đóng đinh của Ngài trừ phi chúng ta giảng điều mà thời nay gọi là thuyết Calvin. Đó là tên thông dụng gọi là phái Calvin; thuyết Calvin là về phúc âm, và không có gì khác. Tôi không tin chúng ta có thể giảng Phúc âm… trừ phi chúng ta giảng về quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự tha thứ của ân điển Ngài; hay trừ phi chúng ta tôn cao Đấng được chọn, không hề thay đổi, đời đời, trường tồn, tình yêu chiến thắng của Đức Giê-hô-va; hay tôi không nghĩ chúng ta có thể giảng phúc âm trừ phi chúng ta đặt nó trên sự cứu chuộc đặc biệt của những người được chọn của Ngài mà Đấng Christ đã thực hiện trên thập tự giá; tôi cũng không hiểu một phúc âm đã cho phép các thánh đồ sa ngã sau khi họ được kêu gọi.” (Packer, Quest, p. 345, note 7, quoting Spurgeon, The Early Years, Autobiography, 172.)
13) Chẳng mấy chốc chúng ta trở lại với Kinh thánh, sự hướng dẫn quan trọng nhất trong sự thảo luận này, nhưng trước tiên nó có thể giúp định nghĩa thuyết Calvin.
14) Lời chứng về ân điển của Đức Chúa Trời
Trong thần học cải chánh hay phái Calvin sâu sắc hơn năm điểm như người ta thường biết đến, thật hữu ích để trình bày những điểm này tại đây, thứ nhất theo hình thức lời chứng thực tế, và chúng cũng khách quan rõ ràng qua các nhiều thế kỷ:
15) Mặc dù được mang hình ảnh của Đức Chúa Trời trước khi tôi được Chúa Cứu Thế cứu tôi, tôi hoàn toàn bị hư mất trong tội lỗi mình, hư hỏng bởi tội lỗi, tôi không hề chọn Đức Chúa Trời cho mình. Trên thực tế, tôi đã chết trong tội lỗi. Đức Chúa Trời, trong sự thương xót của Ngài, đã chọn tôi trong quá khứ từ trước khi thế gian bắt đầu, không phải vì Ngài thấy tôi sẽ tin. Điều đó đã đặt tôi vào trong sự cứu rỗi. Tôi đã không thể tin khi tôi còn chết trong tội lỗi mình. Ngài muốn tôi tin để nhận được mọi ẩn điển. Khi Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá, Ngài không chỉ khiến tôi được cứu, thành một tín hữu tiềm năng. Không, Ngài đã chết cho tôi và tất cả mọi người được chọn trong quá khứ lẫn tương lai. Huyết Chúa Giê-xu thật đã trả hết cho nợ tội của tôi. Khi thời điểm đã đến, Đức Chúa Trời đã tái sanh tấm lòng tôi, khiến tôi sống lại từ trong tội lỗi mình bởi việc tái tạo tấm lòng đã chết của tôi, tôi đã muốn điều Đức Chúa Trời muốn cho tôi–chính Ngài. Tôi đã không thể chọn Ngài hay sự cứu rỗi của Ngài nếu Ngài không chọn tôi trước. Điều đó hoàn toàn chỉ bởi ân điển vì tôi chỉ xứng đáng với địa ngục. Bây giờ tôi thực sự đã được cứu vào trong gia đình của Đấng Christ qua sự ăn năn và đức tin, ân điển của Đức Chúa Trời giúp tôi đươc cứu. Tôi có thể chạy vì Chúa Giê-xu đã chạy và chịu đựng cho đến đổ huyết. Chúa Giê-xu sẽ không hề bỏ tôi, như Ngài đã phán: “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37)
16) Thêm những nhận định khách quan, thuyết Calvin liên quan đến sự cứu rỗi được biết qua nhóm chữ cái đầu của từ, TULIP:
- T (Total Depravity) Tuyệt Đối băng hoại: Từng khía cạnh trong con người (VD: tâm trí, ý muốn, linh hồn, vv) bị bại hoại bởi ảnh hưởng của tội lỗi. Con người vô cùng xấu xa, hoàn toàn băng hoại, và chết trong tội lỗi mình, vì vậy con người cần sự sống từ Đức Chúa Trời.
- U (Unconditional Election) Được chọn vô điều kiện: Trong cõi đời đời Đức Chúa Trời chọn những người Ngài sẽ cứu, không dựa vào phẩm hạnh của họ hay bất kỳ công đức nào họ làm hay đức tin mà họ có nhưng dựa trên ý muốn tốt lành của Ngài.
- L (Limited Atonement) Sự chuộc tội có giới hạn: Chúa Cứu Thế chỉ chết chuộc tội cho những người đã được chọn.
- I (Irresistable Grace) Ân điển không thể cưỡng lại: Những người Đức Chúa Trời đã chọn sẽ tin thì được cứu.
- P (Perseverance of the Saints) Sự kiên trì của các thánh đồ: Các Cơ đốc nhân sẽ tiếp tục đức tin của mình. Họ sẽ không mất sự cứu rỗi.
17) Đây không đơn thuần là một hệ thống của con người. Đó là một cái nhìn theo Kinh thánh để thấy cánh tay của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi như chúng tôi sẽ trình bày. Nhưng trước tiên là điều tốt để được nghe từ các tín hữu đáng kính là những người đã đi theo năm điểm của học thuyết Calvin. James I. Packer, một người Anh Giáo bảo thủ đã nói: “học thuyết Calvin … chỉ là phúc âm Kinh thánh” (Quest, p. 134). Spurgeon đã nói như thế này: “Thuyết Thanh Giáo, thuyết Tin Lành, thuyết Calvin [chỉ đơn giản là] những danh xưng khiêm tốn mà thế gian đặt cho đức tin vinh hiển và vĩ đại của chúng ta–Tín điều của sứ đồ Phao-lô, phúc âm của Chúa và Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta” (Piper sermon, “Spurgeon,” quoting An All Round Ministry, p. 160).
18) Spurgeon không chỉ là một người theo phái Calvin, ông đã tin năm điểm tương này của thuyết Calvin mà chúng ta đang thảo luận. Và ông đã xem xét chúng đầy đủ theo sự dạy dỗ của Kinh thánh.
- “Tôi cho rằng đối tượng của mục vụ trong nhà này [Nhà hội thờ phượng], chừng nào bục giản này còn và chừng nào nhà thờ này còn tiếp tục bởi những người thờ phượng, thì sẽ nói đến thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tôi không hề hổ thẹn tự nhận mình là một người theo học thuyết Calvin; tôi không ngần ngại mang danh người Báp-tít; nhưng nếu hỏi tín điều của tôi là gì, thì tôi trả lời: “đó là Chúa Cứu Thế Giê-xu.” (Piper sermon, “Spurgeon,” citing Ross, p. 66, quoting Spurgeon)
19) Thông thường, người không theo phái Calvin, hay Arminian vì thiếu một danh xưng tốt hơn, nhận thức cách sai lầm rằng học thuyết năm điểm thuyết Calvin là học thuyết Calvin cực đoan (thái quá; hyper-Calvinism). Học thuyết Calvin cực đoan dạy rằng phúc âm không nên giảng cho tất cả mọi người vì những người không được chọn có thể nghe phúc âm không dành cho họ. Nhưng thuyết Calvin cực đoan là không theo Kinh thánh và Kinh thánh dạy rằng tín hữu có đặc ân và trách nhiệm công bố phúc âm cho tất cả mọi người, và kêu gọi mọi người ăn năn tin Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tuy nhiên, một người theo thuyết năm điểm của Calvin tin rằng một số người nghe là người được chọn và một số thì không. Có người nằm trong số đó, có người thì không. Đó là việc Đức Chúa Trời biết và biến đổi lòng họ. Nhưng người theo Calvin không ngại chia sẻ phúc âm với tất cả những người mình gặp và mời gọi họ ăn năn. Spurgeon kiên trì chống lại những tín lý nguy hiểm của những người Calvin cực đoan trong thời của ông và chúng ta cũng làm như vậy. (See Murray’s book Spurgeon v. Hyper Calvinism. See also Johnson’s, “A Primer on Hyper-Calvinism.”) “Nhưng chúng ta đừng lẫn lộn giữa một người nhiệt thành theo năm điểm của người Calvin với một người theo Calvin cực đoan.”
20) Thách thức ân điển quyền năng
Đối với những người không hoàn toàn tin theo thuyết Calvin, chúng ta khích lệ họ tiếp nhận thách thức về tín lý ân điển quyền năng. Chúng ta mời họ cẩn thận đọc Rô-ma 9-11, hỏi liệu Đức Chúa Trời có đủ lớn để có quyền trên sự cứu rỗi của những người được chọn, và xem đoạn Kinh thánh này có dạy về điều đó hay không. Chúng ta hy vọng người đọc sẽ đặc biệt nghe được điều nói về quyền năng của Đức Chúa Trời khi liên hệ đến sự cứu rỗi không chỉ có điều nói về Y-sơ-ra-ên. Đặc trưng là những người không theo thuyết Calvin giải thích xa với ý nghĩa của sự chọn lựa trong Rô-ma 9-11 bằng cách nói rằng những điều như “cơ sở thiên thượng cho hành động này đơn giản chỉ là mục đích chọn lựa của Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên” (Believer’s Study Bible, note on 9:13, p. 1612). Nhưng lý luận như thế làm lệch hướng sự chú ý vào quyền năng tể trị của Đức Chúa Trời sẽ không chính xác vì các chương 9-11 nói về những điều quan trọng và cụ thể hơn Y-sơ-ra-ên đó là sự cứu rỗi. (10:9-10), và đó là lý do Phao-lô nói đến điều đó. Những người Do-thái trong các thính giả của Phao-lô có thể đã nhìn thấy sự rộng lớn của Đức Chúa Trời, Chúa quyền năng, mà Ngài vẫn giữ công bình bất kể kết luận của ông về dân ngoại trong sự cứu rỗi. Ý của Phao-lô chỉ có nghĩa nếu vị sứ đồ nói về sự cứu rỗi thay vì chỉ nói về Y-sơ-ra-ên.
21) Chúng ta cần để ý kỹ đến Rô-ma 9:11-24:
- “Vì, khi hai con chưa sanh ra, chưa làm điều chi lành hay dữ — hầu cho được giữ vững ý chỉ Đức Chúa Trời, là ý định sẵn bởi sự kén chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi — thì có lời phán cho mẹ của hai con rằng: Đứa lớn sẽ làm tôi đứa nhỏ; như có chép rằng: Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau. Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Có sự không công bình trong Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì Ngài phán cùng Môi-se rằng: Ta sẽ làm ơn cho kẻ ta làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta thương xót. Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót. Trong Kinh thánh cũng có phán cùng Pha-ra-ôn rằng: Nầy là cớ vì sao ta đã dấy ngươi lên, ấy là để tỏ quyền phép ta ra trong ngươi, hầu cho danh ta được truyền ra khắp đất. Như vậy, Ngài muốn thương xót ai thì thương xót, và muốn làm cứng lòng ai thì làm. Vậy thì ngươi sẽ hỏi ta rằng: Sao Ngài còn quở trách? Vì có ai chống lại ý muốn Ngài được chăng?… Nhưng, hỡi người, ngươi là ai, mà dám cãi lại cùng Đức Chúa Trời? Có lẽ nào cái bình bằng đất sét lại nói với kẻ nắn nên mình rằng: Sao ngươi đã làm nên ta như vậy? Người thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét, cùng trong một đống mà làm ra hạng bình để dùng việc sang trọng, lại hạng khác để dùng việc hèn hạ sao? Nếu Đức Chúa Trời muốn tỏ ra cơn thạnh nộ và làm cho biết quyền phép Ngài, đã lấy lòng khoan nhẫn lớn chịu những bình đáng giận sẵn cho sự hư mất, để cũng làm cho biết sự giàu có của vinh hiển Ngài bởi những bình đáng thương xót mà Ngài đã định sẵn cho sự vinh hiển, thì còn nói chi được ư? Đó tôi nói về chúng ta, là kẻ Ngài đã gọi, chẳng những từ trong người Giu-đa, mà cũng từ trong dân ngoại nữa.”
22) Để cho thấy rằng thuyết Calvin, nhấn mạnh đặc biệt đến sự uy nguy và quyền năng của Đức Chúa Trời, đây không phải là tín lý quan trọng sao, có một vài phân đoạn trong toàn bộ Kinh thánh cho thấy sự vĩ đại của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo, sự cứu rỗi và tiền định (predestination).
- Sáng thế 1:1 “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”
- Xuất 4:11 “Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài người ra? hay là ai đã làm câm, làm điếc, làm sáng, làm mờ? Có phải ta là Đức Giê-hô-va chăng?”
- Phục truyền 2:30 “Nhưng Si-hôn, vua Hết-bôn, không khứng chúng ta đi ngang qua địa phận người; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã khiến cho tánh người ngoan ngạnh, lòng người cứng cỏi, để phó người vào tay ngươi, y như điều đã xảy đến ngày nay”
- Phục truyền 32:39 “Bây giờ, hãy xem ta là Đức Chúa Trời, Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác. Ta khiến cho chết và cho sống lại, Làm cho bị thương và chữa cho lành, Chẳng có ai giải cứu khỏi tay ta được.”
- Gióp 42:1-2 “Gióp thưa với Đức Chúa Trời rằng: Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, Chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm”
- Thi 22:9 “Phải, ấy là Chúa rút tôi khỏi lòng mẹ, Khiến tôi tin cậy khi nằm trên vú của mẹ tôi”
- Thi 50:10-12 “Vì hết thảy thú rừng đều thuộc về ta, Các bầy súc vật tại trên ngàn núi cũng vậy. Ta biết hết các chim của núi. Mọi vật hay động trong đồng ruộng thuộc về ta. Nếu ta nói, ta chẳng nói cho ngươi hay; Vì thế gian và muôn vật ở trong, đều thuộc về ta. “
- Ê-sai 6:8-9 “Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi. Ngài phán: Đi đi! nói với dân nầy rằng: Các ngươi hãy nghe, nhưng chẳng hiểu chi; hãy xem, nhưng chẳng thấy chi. Hãy làm cho dân ấy béo lòng, nặng tai, nhắm mắt, e rằng mắt nó thấy được, tai nó nghe được, lòng nó hiểu được, nó trở lại và được chữa lành chăng!”
- Ê-sai 45:7 “Ấy chính ta là Đấng gây nên sự sáng và dựng nên sự tối tăm, làm ra sự bình an và dựng nên sự tai vạ; chính ta, là Đức Giê-hô-va, làm mọi sự đó.”
- Ê-sai 46:9-11 “Hãy nhớ lại những sự ngày xưa; vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta. Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý. Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm.”
- Giê-rê-mi 44:27 “Nầy, ta sẽ tỉnh thức đặng xuống họa cho chúng nó mà không xuống phước; mọi người Giu-đa ở trong đất Ê-díp-tô sẽ đều bị vồ nuốt bởi gươm dao đói kém cho đến đã diệt hết.”
- Ê-xê-chi-ên 36:22-23 “Vậy nên hãy nói cùng nhà Y-sơ-ra-ên rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, ấy chẳng phải vì cớ các ngươi mà ta làm cách ấy, nhưng vì cớ danh thánh ta … Ta sẽ làm nên thánh danh lớn của ta, … các dân tộc sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va.”
- Đa-ni-ên 4:34-35 “Đến cuối cùng những ngày đó, ta đây, Nê-bu-cát-nết-sa, ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?”
- A-mốt 3:6 “Kèn thổi trong thành, thì dân sự há chẳng sợ sao? Sự tai vạ há có xảy ra cho một thành kia nếu mà Đức Giê-hô-va chẳng làm?”
- Ma-thi-ơ 11:27 “Mọi việc Cha ta đã giao cho ta; ngoài Cha không có ai biết Con; ngoài Con và người nào mà Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không ai biết Cha.”
- Giăng 6:44 “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt.”
- Giăng 9:39 “Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Ta đã đến thế gian đặng làm sự phán xét nầy: Hễ ai chẳng thấy, thì thấy; còn ai thấy, lại hóa mù.”
- Rô-ma 8:27-30 “Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy. Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển”
- Rô-ma 11:22 “Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời: Sự nghiêm nhặt đối với họ là kẻ đã ngã xuống, còn sự nhân từ đối với ngươi, miễn là ngươi cầm giữ mình trong sự nhân từ Ngài; bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt.”
- Ga-la-ti 1:15 “Nhưng khi Đức Chúa Trời, là Đấng đã để riêng tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ, và lấy ân điển….”
- Ê-phê 1:3-6 “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời, trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời, bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài, để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài!”
- 2 Ti-mô-thê 1:8-10 “Vậy, con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin lành. Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng, mà bây giờ mới bày ra bởi sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta, Ngài đã hủy phá sự chết, dùng Tin lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng.”
- 2 Ti-mô-thê 2:10 “Vậy nên, ta vì cớ những người được chọn mà chịu hết mọi sự, hầu cho họ cũng được sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ, với sự vinh hiển đời đời.”
- 2 Ti-mô-thê 2:24-25 “Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục, dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật.”
- 1 Phi-e-rơ 2:8-9 “họ bị vấp đá đó, vì không vâng phục Đạo, và điều ấy đã định sẵn cho họ rồi. Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài”
- 2 Phi-e-rơ 1:10 “Vậy, hỡi anh em, hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình. Làm điều đó anh em sẽ không hề vấp ngã.”
- Khải 17:8 “Con thú ngươi đã thấy, trước có, mà bây giờ không còn nữa; nó sẽ từ dưới vực lên và đi đến chốn hư mất; những dân sự trên đất, là những kẻ không có tên ghi trong sách sự sống từ khi sáng thế, thấy con thú thì đều lấy làm lạ, vì nó trước có, nay không có nữa, mà sau sẽ hiện đến.”
23) Nếu chúng ta đọc những câu trong nhiều phân đoạn khác nhau trong ngữ cảnh lớn hơn, chúng ta sẽ thấy đây là một tín lý sâu sắc, quan trọng xuyên suốt Kinh thánh, không chống lại bản văn (câu chứng cớ; proof texting).
24) Mối đe dọa đối với truyền giáo và truyền giảng?
Thuyết Calvin là chính thống và không làm lu mờ sự nhiệt huyết truyền giảng. Nhiều người chúng ta đã nghe khá nhiều về những người Calvin chính thống–Matthew Henry, John Bunyan, George Muller, John Newton, George Whitefield, David Brainerd, Jonathan Edwards, và William Carey. Và hiển nhiển chúng ta đã đề cập đến Charles Spurgeon. Lịch sử Hội thánh cho thấy rằng học thuyết Calvin un đốt lòng nhiệt thành cho Đức Chúa Trời và công việc mạo hiểm của Ngài. Trả lời cho câu hỏi liệu thuyết Calvin có làm lắng xuống các sứ mệnh truyền giáo, sử gia Ken Stewart trả lời:
- “Đó là sai lầm mang tính lịch sử. Thật lấy làm ngạc nhiên, sự buộc tội thật có vẻ tăng lên đặc biệt từ 1960 khi nó được dành sự tôn trọng bởi giáo sư W. Richey Hogg, Perkins School of Theology của Southern Methodist University. Gần đây có thêm sự buộc tội được lặp lại bởi cựu sử gia của Southwestern Baptist [Theological] Seminary, William Estep và tác giả Biện Minh Học Tin Lành, Norman Geisler. Một sự hiểu biết tốt hơn về lịch sử truyền giáo sẽ giữ họ khỏi lời khẳng định không thể biện hộ này.” (Credo Mag Interview, April 16, 2012)
25) Điều thuyết Calvin cảnh báo là tất cả sự dạy dỗ tinh vi hạ thấp ân điển và quyền năng của Đức Chúa Trời. Phần lớn các Cơ đốc nhân sẽ đưa ra sự phục vụ giả dối đối với quyền năng của Đức Chúa Trời nhưng nhiều người sẽ bỏ nó đi bởi xác nhận rằng một người có điều đó với năng lực để quyết định, mong muốn vào trong vương quốc Đức Chúa Trời. (Chúng ta sẽ bàn thảo sau cách ý muốn, sự chọn lựa hay ý chí của con người liên quan đến sự cứu rỗi. Chỉ cần nói rằng sự thật là một người được chọn không trở thành một Cơ đốc nhân cách thụ động–đó là tín lý sai trật của thuyết Sandemanianism–một người có thể đơn giản muốn vào sự cứu rỗi cũng là điều không đúng với Kinh thánh.) Tội này, tín lý dạy rằng người đó có thể tự muốn mình vào vương quốc của Đức Chúa Trời, lan tràn khắp nơi đến nỗi nhiều Cơ đốc nhân bước vào sự cứu rỗi mà không ý thức điều họ đang tin và được dạy dỗ.
26) Liên quan tính chính thống, thuyết Calvin bảo vệ tín lý theo Kinh thánh về sự bền lòng của các thánh đồ, hay sự an ninh đời đời, điều quí báu đối với những người Tin lành, đặc biệt như các nhóm Báp-tít. Spurgeon đã nói: “Thuyết Calvin có sức mạnh ôn hòa nhằm giúp giữ vững con người với chân lý quan trọng” (Piper sermon, “Spurgeon,” quoting A Marvelous Ministry, p. 121). Do đó, thuyết Calvin không thể quá tệ hay đi quá xa với tính chính thống của Kinh thánh. Lý do nó bảo vệ sự dạy dỗ này và những sự dạy dỗ khác vì nó đi vào điều cốt lõi, căn nguyên của Kinh thánh–lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm. Các hệ thống như thuyết Arminian tập trung vào con người và truyền giảng trong khi đó thường đánh mất tầm nhìn về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Thuyết Calvin, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, nhìn thấy Đức Chúa Trời vĩ đại hơn tất cả mọi vật và không có điều gì ngăn cản Đức Chúa Trời được vinh hiển. Truyền giảng sẽ bị hạn chế bởi mặc định nhưng không phải vì đó là trọng tâm chính trong mô hình Calvin. Chính xác hơn vì thuyết Calvin tôn cao Đức Chúa Trời trên mọi vật, truyền giảng sẽ có vị trí cao trong một hệ thống như thế. Nhưng đối với tất cả Cơ đốc nhân thích truyền giáo và giữ tín lý về sự đảm bảo đời đời, nhiều người trong số họ khước từ những lẽ thật lớn về tín lý ân điển. Nhưng liệu chính những Cơ đốc nhân này có dành thời gian suy xét điều dạy trong Kinh thánh bảo vệ tín lý về sự đảm bảo đời đời là điều có liên hệ đến những sự dạy dỗ của thuyết Calvin?
27) Nếu chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời biết điều chúng ta cần trước khi chúng ta cầu xin (Ma-thi 6:8), và điều đó không ngăn chúng ta cầu nguyện, tại sao Đức Chúa Trời biết (biết trước [foreknowledge] và chọn [election]) người nào Ngài cứu ngăn trở chúng ta làm chứng? Thực ra, chỉ có người theo thuyết Calvin tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thực sự hành động và cứu người nào; người theo thuyết Arminian nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã làm tất cả những gì có thể–phần còn lại bây giờ thuộc về tội nhân. Tuy nhiên, người theo thuyết Calvin tin rằng điều đó thuộc về Đức Chúa Trời. (Xem bài của Horton. Cũng hãy nghe bài giảng của Haykin trình bày về John Calvin là người rất có tâm và định hướng truyền giáo.)
28) Sự băng hoại (depravity) và tội lỗi
Sự băng hoại hoàn toàn phải thể hiện hết mức ảnh hưởng của nó, nhưng tiếc thay nhiều người không theo thuyết Calvin không nhận thấy điều Kinh thánh dạy ở đây. Như Bản Tuyên Xưng Đức Tin Báp-tít vào năm 1689 đã nêu: “Tổ phụ đầu tiên của chúng ta, bởi tội lỗi, đã đánh mất sự công bình ban đầu và sự thông công với Đức Chúa Trời, và qua đó sự chết đã đến trên tất cả chúng ta là con cháu của họ: Mọi người đều chết trong tội lỗi, và hoàn toàn bị ô uế trong tâm trí, thể xác và hồn linh” (6/2).
29) Suy gẫm qua tín lý về sự băng hoại chúng ta đều biết rõ một số câu kinh thánh:
- Thi thiên 51:5 “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi.”
- Giê-rê-mi 17:9 “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?”
- Ê-phê-sô 2:1-3 “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác.”
- 2 Cô-rinh 4:3-5 “Nếu Tin lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Vả, chúng tôi chẳng rao giảng chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Chúa; và vì tình yêu mến Đức Chúa Jêsus mà chúng tôi xưng mình là tôi tớ của anh em.”
- 2 Ti-mô-thê 2:25-26 “dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật, và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý nó.”
30) Tóm lại, dầu vẫn mang hình ảnh của Đức Chúa Trời, chúng ta đã sa ngã. Chúng ta phạm tội vì chúng ta là những tội nhân (Rôm. 5:12-21). Vì chúng ta mang bản tánh tội lỗi, chúng ta không thể tự cứu mình. Đây là lý do Ê-xê-chi-ên 11:19 nói: “Ta sẽ ban cho chúng nó một lòng đồng nhau, phú thần mới trong các ngươi; bỏ lòng đá khỏi xác thịt chúng nó, và sẽ cho chúng nó lòng thịt”. chúng ta không thể nào tự mình có thể thay đổi tấm lòng bằng đá thành tấm lòng bằng thịt. Chỉ có Đức Chúa Trời. (Khi Ê-xê-chi-ên 18:31 nói: “… Hãy làm cho mình lòng mới và thần mới…” phải hiểu đó là sự kêu gọi ăn năn. Con người ăn năn, nhưng không xem tách rời với điều đã đề cập trong Ê-xê-chi-ên 11:19 và 36:26 cho thấy Đức Chúa Trời là Đấng đem đến sự thay đổi của tấm lòng.)
31) Trong ánh sáng về sự sã ngã và chiều sâu của tội lỗi, chúng ta thấy rằng sự được chọn là một ân điển lớn. Vì không ai xứng đáng được cứu rỗi, và chúng ta chết trong tội lỗi thì không ai có thể chọn Đức Chúa Trời, sự tuyển chọn là cách Đức Chúa Trời bảo đảm một số người sẽ được cứu. Mặt khác thì tất cả mọi người sẽ bị hư mất trong địa ngục vì mọi người đều đã bị định tội theo Giăng 3:18.
32) Quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi được thấy trong Công vụ
Với cái nhìn thoáng qua hay một sự nghiên cứu đầy đủ các phân đoạn Kinh Thánh theo ngữ cảnh của nó, chúng ta tìm thấy một sự nhấn mạnh về công việc tể trị của Đức Chúa Trời trong sự cứu chuộc người hư mất:
Đức Chúa Trời đã tiền định thánh giá
- 2:23 “Người đó bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi.”
- 3:18 “Nhưng Đức Chúa Trời đã dùng cách đó mà làm cho ứng nghiệm lời Ngài phán tiên tri bởi miệng các đấng tiên tri rằng Đấng Christ của Ngài phải chịu đau đớn.”
- 4:27-28 “Vả, Hê-rốt và Bôn-xơ Phi-lát, với các dân ngoại, cùng dân Y-sơ-ra-ên thật đã nhóm họp tại thành nầy đặng nghịch cùng Đầy tớ thánh Ngài là Đức Chúa Jêsus mà Ngài đã xức dầu cho, để làm mọi việc tay Ngài và ý Ngài đã định trước.”
Đức Chúa Trời kêu gọi, thêm vào và chỉ định nhiều người đến sự sống đời
- 2:39 “Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi.”
- 2:41 “Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh”
- 2:47 “ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.”
- 5:14 “Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm”
- 11:24 “vì Ba-na-ba thật là người lành, đầy dẫy Thánh Linh và đức tin. Bấy giờ rất đông người tin theo Chúa”
- 13:48 “Những người ngoại nghe lời đó thì vui mừng, ngợi khen đạo Chúa, và phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời, đều tin theo”
Đức Chúa Trời ban đức tin và sự ăn năn; Đức Chúa Trời thanh tẩy và mở lòng
- 3:16 “bởi đức tin qua Chúa Giê-xu”
- 5:31 “Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên… ban lòng ăn năn và sự tha tội cho dân Y-sơ-ra-ên”
- 11:18 “Vậy Đức Chúa Trời cũng đã ban sự ăn năn cho người ngoại để họ được sự sống!”
- 15:8-9 “Đức Chúa Trời… là Đấng đã lấy đức tin khiến cho lòng họ tinh sạch.”
- 16:14 “Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phao-lô nói.”
- 18:27 “người được nhờ ơn Đức Chúa Trời mà bổ ích cho kẻ đã tin theo.”
33) Ngay cả những người không theo thuyết Calvin cũng thừa nhận rằng Lu-ca có một xu hướng mạnh mẽ về phần của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi. Chúng ta sẽ hết lòng dự phần với Lu-ca trong việc ca tụng sự quyền năng của Đức Chúa Trời.
34) Sự chuộc tội có giới hạn (limited atonement) và huyết Chúa Giê-xu
Một số người theo Calvin thích sự chuộc tội “cá nhân” (particular) hay “dứt khoát” (definitive) khi giải thích điểm này. Các phân đoạn Kinh thánh về huyết thực sự nói rằng Đấng Cứu Chuộc đổ huyết để cứu, hơn là như người theo thuyết Arminian có nó, khiến người ta có thể được cứu. 1 Phi-e-rơ 1:18-19 “vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít.” Phân đoạn ỏ trên là đủ nhưng Công vụ 20:28, 1 Cô-rinh 6:18-20 và Hê-bơ 9:11-15 làm cho vấn đề rõ ràng hơn.
35) Cả những người theo thuyết Calvin và Arminian công nhận những giới hạn trong công việc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá nếu không thì họ trở thành người theo thuyết phổ độ (thuyết cứu rỗi đại đồng; universalists). Đây không phải việc chọn một người vợ của chúng ta là một người yêu đặc biệt điều đó khiến cho vợ chúng ta được biệt riêng ra so với những phụ nữ khác? (See Piper’s sermon, “Limited Atonement.”) Chẳng phải chúng ta nói rằng chúng ta không yêu hoặc quan tâm cho người khác, đặc biệt là những phụ nữ khác, nhưng chúng ta dành một tình yêu đặc biệt, sự mật thiết với người phụ nữ mà chúng ta đã chọn. Và chúng ta sẽ không dành sự mật thiết này cho những phụ nữ khác. Một lần nữa, chúng ta không được nghĩ rằng bất kỳ người nào đáng được cứu. Con người không thiết tha chờ đợi để nhận lời của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, không thần học nào giới hạn sự chuộc tội của Chúa Giê-xu hơn thuyết Arminian–Chúa Giê-xu đã không cứu người nào theo phương diện cá nhân nhưng khiến cho mọi người có thể được cứu (Packer, Quest, 125-148, 345). Theo những người Arminian, Chúa Giê-xu không cứu người nào cả, Ngài chỉ tạo dựng họ để họ có thể được cứu, nếu họ chọn. Theo hiểu biết của người Calvin, sự chuộc tội có giới hạn có nghĩa là Chúa Giê-xu thật sự cứu một số người (người được chọn của Ngài) và huyết của Ngài thật sự thanh tẩy tội lỗi một số (người được chọn của Ngài). Vì họ không thể chọn Ngài bởi họ chết trong tội lỗi, Ngài chọn họ từ trước vô cùng (2 Ti-mô-thê 1:9). Đây thật sự là ân điển và đúng y như điều Kinh thánh dạy.
36) Lý do tín lý chuộc tội có giới hạn trở thành vấn đề không phải vì nó đưa ra một đề tài thần học cho thân hữu trong khi truyền giảng mà vì nó nói về quyền năng của Đức Chúa Trời trong việc ban cho sự cứu rỗi, không phải khả năng của con người để chọn nó ở thời điểm chọn lựa của Ngài. “Vì vậy, câu hỏi về phạm vi chuộc tội không nảy sinh khi truyền giảng, vì điều mà phúc âm truyền cho thân hữu tin không phải là việc Đấng Cứu Thế đã chết với ý định cụ thể về sự bảo đảm sự cứu rỗi cho người đó nhưng mà tại ngay lúc này đây Đấng Cứu Thế đã chết cho tội nhân để hy sinh chính Ngài cho chính cá nhân của người này, nói cách cá nhân với người này rằng: ‘Hãy đến cùng ta… thì ta sẽ cho người được yên nghỉ’ (Ma-thi-ơ 11:28)” (Packer, Quest, p. 171; also see p. 141). Mặc dù sự chuộc tội có giới hạn có lẽ không phải là một chủ đề chúng ta nói trực tiếp với người hư mất, tín lý này sẽ ảnh hưởng điều chúng ta công bố bởi việc giúp chúng ta tránh nói: “Chúa Giê-xu đã chết cho bạn.” Kinh thánh không bảo chúng ta nói như thế đối với thân hữu. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói: “Hãy ăn năn và tin.” Tất cả những người Đức Chúa Trời đem đến với Ngài thì có thể tuyên xưng rằng Đấng Cứu Thế đã chết cho họ (1 Ti-mô-thê 1:15).
37) Những người nói: “Chúng tôi không tin rằng Đức Chúa Trời muốn loại bỏ ai khỏi sự cứu rỗi” thì phải thừa nhận rằng họ tin Đức Chúa Trời không thể đạt được mọi điều Ngài muốn. Và đó là một ý tưởng tội lỗi khủng khiếp. Như đã thừa nhận việc nhấn mạnh trong Kinh thánh về sự chọn lựa của Đức Chúa Trời, không phải ở người không được chọn. Nhưng có nhiều hơn là điều chúng ta thường thừa nhận–sự mù lòa thuộc linh, Mác 4:11-12; Giu-đa-ích-ca-ri-ốt, Giăng 17:12; Đứa con của sự hư mất, 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3; Ê-sau, Rô-ma 9:13-14; Pha-ra-ôn, Rô-ma 9:17-22. (For a response to popular Bible texts used by non-Calvinists, see Gibson’s book.)
38) Ai là người kiểm soát mọi vật?
Chúng ta có kiểm soát được việc sanh ra không? Có phải việc tái sanh nằm trong mệnh lệnh của chúng ta hơn là việc sanh ra theo cách tự nhiên, đặc biệt được nêu ra trong ngôn ngữ thể bị động trong Giăng 3? (Cũng hãy xem 1 Phi-e-rơ 1:3, 23.)
39) Có lẽ lý do mà rất nhiều mục sư thúc giục các tín hữu chia sẻ phúc âm chính là phương pháp truyền giảng của chúng ta (tin dễ dàng–hãy mời Chúa Giê-xu vào lòng bạn; hãy có một quyết định cho Ngài) đã chiếm vị trí của chúng ta với người ngoại đạo. Họ ở trong tòa nhà nhưng không ở trong Hội thánh. Có lẽ đây là lí do vì sao các lãnh đạo phải dùng sức thuyết phục khác thường và những chiến thuật tội lỗi vì không có sự sống trong chỗ ghế ngồi để thúc đẩy, không có Thánh Linh ở trong, và không có tấm lòng bằng thịt–chỉ là một tấm lòng bằng đá meo mốc nguội lạnh. Mọi sức thuyết phục phải được tuôn ra từ bên ngoài qua mục sư làm cho họ cảm thấy tội lỗi, xấu hỗ, hoặc sợ hãi, bất kỳ điều nào văn hóa họ có thể gợi lên. Vì thế sự liên hoàn của xu hướng tin dễ dàng trong Hội thánh chúng ta không phải là điều chúng ta cần. (Listen to Juhnke’s sermon, “Decisional Regeneration.”)
40) Chúng ta đi lệch hướng khi suy nghĩ rằng mọi người xứng đáng được sự cứu rỗi. Không một ai xứng đáng cả. Tất cả đều đáng bị chết nơi địa ngục, tuyệt đối không một ai tìm kiếm Đức Chúa Trời:
- “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: ‘chẳng có Đức Chúa Trời.’ Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc; Chẳng có ai làm điều lành. Đức Giê-hô-va từ trên trời ngó xuống các con loài người, Đặng xem thử có ai khôn ngoan, Tìm kiếm Đức Chúa Trời chăng. Chúng nó thay thảy đều bội nghịch, cùng nhau trở nên ô uế; Chẳng có ai làm điều lành, Dầu một người cũng không.” (Thi thiên 14:1-3)
41) Nếu chúng ta muốn tìm hiểu Phao-lô trích dẫn và hiểu phân đoạn này (Thi 14) như thế nào, chúng ta có thể xem trong Rô-ma 3:9-20. Nếu Đức Chúa Trời không theo đuổi một linh hồn thì người đó sẽ ở trong sự hư mất.
42) Ý chí tự do của con người
Chúng ta hãy xem liệu ý chí tự do của con người gây mâu thuẫn hay làm sáng tỏ sự thảo luận về sự cứu rỗi. Con người không có quyền quyết định sự ra đời về thể phương diện thể xác, về nơi sinh, cha mẹ của mình là ai, mình sẽ qua đời khi nào và như thế nào; vì thế Rô-ma 9:16 nói rằng: “Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót,” vấn đề này không nằm trong ý chí tự do của con người. (Có ai phản đối sự dạy dỗ của Mác 13:22 rằng các tiên tri giả sẽ không thể làm lạc đường những người được chọn? Ai chống lại Đức Chúa Trời lấy đi khả năng phạm tội của chúng ta trên thiên đàng?) Nếu vấn đề là mọi thứ sẽ giống như là, quyền năng của Đức Chúa Trời và trách nhiệm của con người trước mặt Chúa. Mặc khác, dù con người mang hình ảnh của Đức Chúa Trời, mà con người vẫn đầy tội lỗi. Chúng ta phạm tội vì chúng ta là những tội nhân (Tít 1:15). Nhưng ngay cả cho mọi sự như quyền năng của Đức Chúa Trời và trách nhiệm của con người trước Đức Chúa Trời thì cũng không đúng lắm. Thế thì, công thức đúng là gì?
43) Kinh thánh không ngừng bày tỏ sự oai nghi và quyền năng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cứu chuộc. Tuy nhiên, vì Đức Chúa Trời cứu chuộc không có nghĩa là mọi thứ dừng lại tại đây. Mặc dù Đức Chúa Trời thực sự cứu chuộc, Ngài dùng phương cách giảng phúc âm (2 Cô-rinh-tô 5:17-21). Vâng, Đức Chúa Trời dùng các phương tiện để hoàn thành mục đích của Ngài. “Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).
44) Chúng ta hãy một quả bóng bơi có nhiều màu sặc sở. Vì thỉnh thoảng chúng ta có thể nhìn thoáng qua bên trong quả bóng không có nghĩa là các đường viền và cấu trúc bên trong là trọng tâm chính yếu. Chúng chỉ là một phần của quả bóng, nhưng không phải điểm chính của quả bóng. Phần bên ngoài mới là phần chính; vì thế Đức Chúa Trời đối với Kinh thánh cũng vậy. Trong Kinh thánh chúng ta thấy con người sống, hành động, làm việc và thể hiện ước muốn. Điều chúng ta nhìn thấy là thật chứ không phải là ảo tưởng. Nhưng đó không phải là ý chính. Nó là một phần của câu chuyện lớn hơn của Đức Chúa Trời và ý muốn và sự vinh hiển thiên thượng của Ngài.
45) Mặc dù người chưa tin vẫn phải tin Chúa Cứu Thế để được cứu, Đức Chúa Trời tể trị trong sự bắt phục họ (sự kêu gọi có hiệu lực) đến sự cứu rỗi. Vì vậy, không phải là lý luận hay khi người theo thuyết Arminian nói rằng: “Truyền giảng có ý nghĩa gì khi Đức Chúa Trời đã định cho một người được chọn?” Ý là Đức Chúa Trời muốn cho tin lành của Ngài được rao giảng–”Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao?” (Rô-ma 10:14)
46) Thân hữu phải (được truyền lệnh) tin để được cứu:
- Giăng 1:11-13 “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.”
- Giăng 6:29 “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Các ngươi tin Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến, ấy đó là công việc Ngài.”
- Ê-phê-sô 1:13 “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời,”
- 1 Giăng 3:23 “Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta.”
47) Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm đem (kêu gọi) họ đến sự cứu rỗi (sự kêu gọi có hiệu lực):
- Rô-ma 8:30 “còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.”
- Rô-ma 9:16 “Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót.”
- 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13 “Hỡi anh em yêu dấu của Chúa, còn như chúng tôi, phải vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, vì vừa lúc ban đầu, Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật, đặng ban sự cứu rỗi cho anh em.”
- 2 Ti-mô-thê 1:9 “Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng…”
48) Đức Chúa Trời ban sự tái sanh, ăn năn, và đức tin. “Nhưng” một số người phản đối, “nếu Đức Chúa Trời ban cho ba điều này, thì ý chí của con người ở đâu?” câu trả lời ngắn gọn là, con người chọn điều Đức Chúa Trời đã đặt ra cho mình (hãy xem Giăng 3:27, 6:65 và 19:11). Rõ ràng, Ngài không đột ngột tham gia vào cuộc đối thoại, không có chọn lựa. Đức Chúa Trời thực hiện sự tái sanh, nhưng cũng như Đức Chúa Trời ban sự ăn năn và đức tin, Ngài làm việc trong người được chọn để họ chọn sự ăn năn và đức tin.
49) Hãy xem vấn đề theo một cách khác:
- Sự tái sanh (sanh lại)–chúng ta thụ động (Đức Chúa Trời làm tất cả và không có sự hợp tác từ chúng ta).
- Sự ăn năn (qui đạo)–chúng ta chủ động: Ý chí của chúng ta dự phần nhưng chỉ khi Đức Chúa Trời muốn nó (vận hành trong sự phối hợp với Đức Chúa Trời).
- Đức tin (qui đạo)–chúng ta chủ động: Ý chí của chúng ta dự phần nhưng chỉ khi Đức Chúa Trời muốn nó (vận hành trong sự phối hợp với Đức Chúa Trời).
50) Nhưng ngay cả khi đến sự ăn năn và đức tin cũng là món quà từ Đức Chúa Trời, vì thế chúng ta không dành công cho mình (Ê-phê-sô 2:8-10; Công vụ 11:18; 2 Ti-mô-thê 2:25). Nói đến thập tự giá và Đấng Cứu Thế chuộc người được chọn của Ngài, Packer nói: “quyền năng cứu rỗi không lệ thuộc việc thêm vào đó của đức tin; quyền năng cứu rỗi là đức tin tuôn tràn từ nó” (Quest, p. 134). Ồ, thật là sựu vui mừng một khi chúng thừa nhận rằng sự cứu rỗi là món quà của Đức Chúa Trời và công tác từ đầu đến cuối! Nếu chúng ta nói về ý muốn của Đức Chúa Trời liên quan đến thời gian, kế hoạch làm việc của chúng ta như Gia-cơ 4:15 hướng dẫn, tại sao Đức Chúa Trời sẽ không có quyền trên linh hồn khi liên quan đến sự cứu rỗi? Nếu Đức Chúa Trời có quyền trên thời gian và kế hoạch làm của chúng ta và muốn chúng ta thường nhắc lại rằng “nếu Chúa muốn” vậy chúng ta đừng quên ai thật sự đứng đầu, tại sao chúng ta lại muốn điều kém hơn trong suy nghĩ của chúng ta về linh hồn mình? Nếu chúng ta có thể thừa nhận rằng Đức Chúa Trời yêu chúng ta trước như 1 Giăng 4:19 nói, há chúng ta cũng không thể chấp nhận rằng Ngài chọn chúng ta trước như Ê-phê-sô 1:5 nói sao?
51) Trách nhiệm của con người là rõ ràng và ý chí của con người thì trái ngược, hay ít ra đó là sự phức tạp. Nói về ý chí tự do của con người mà không nói đến trách nhiệm thì làm cho vấn đề khó hiểu. Nhưng sự nhấn mạnh vẫn là Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài (Ê-xê-chi-ên 36:22-23).
52) Tránh tranh luận và chỉ giảng Kinh Thánh
Thỉnh thoảng, các Cơ đốc nhân cầu toàn nói: “Vì đó là vấn đề gây tranh cãi nên chúng ta không dạy về tín lý ân điển. Chúng ta nên chỉ dạy theo Kinh thánh.” Hay “Chúng ta không muốn vấn đề tiền định gây tranh cãi mà chỉ dạy Kinh thánh thôi.” Song ý kiến này là ngây thơ nhất. Sự bàn thảo sẽ có giá trị gì nếu không có quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi? Vấn đề sẽ thế nào nếu chúng ta áp dụng phương pháp này vào sự đảm bảo đời đời của các tín hữu? Có đáng để thảo luận không? Sự tranh luận không phải là xấu. Trong 2 Ti-mô-thê 2:24-25 Phao-lô dạy rằng tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục, dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả. Tuy nhiên, trong câu 10 Phao-lô đã nói: “Vậy nên, ta vì cớ những người được chọn mà chịu hết mọi sự, hầu cho họ cũng được sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ, với sự vinh hiển đời đời.” Vì thế “không nên ưa tranh cạnh” trong câu 24 không có nghĩa là né tránh dạy tín lý về ân điển của câu 10. Trên thực tế, phần còn lại của câu 25 nói rằng: “mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật.” Ngay giữa phần Phao-lô hướng dẫn Ti-mô-thê tránh việc tranh cãi ông nói về được chọn nhận được sự cứu rỗi và Đức Chúa Trời ban sự ăn năn. Chắc rằng Phao-lô không mâu thuẫn với chính mình.
53) Trong vòng nhiều người Báp-tít thời Calvin thường cho rằng những người không theo thuyết Calvin gây ra những rắc rối trong lĩnh vực này. Nhưng có phải không có việc sự tranh cãi dữ dội từ cả hai phía không? Khi chúng ta bắt gặp sự dạy dỗ theo thuyết Calvin, dường như sự tác động từ bên ngoài gây rắc rối vì chúng ta cho phép các tín lý này sang một bên, vì đã lâu chúng ta xem chúng là không quan trọng, và cho rằng một số sự dạy dỗ đó như mối đe dọa. Nhưng những tín lý này từng được chúng ta yêu mến. (See Nettles’ book.) Có lẽ vì điều này mà Đức Chúa Trời không ban phước nhiều nỗ lực giảng phúc âm trên thế giới với những người trở lại đạo và các môn đồ đứng vững. Thật thú vị là trong cái nhìn của những người theo thuyết Arminian, họ có thể nói trong bài giảng của họ rằng: “Chúa Giê-xu đã chết cho mọi người” hay “Đức Chúa Trời đã thực hiện phần của Ngài, bây giờ phần còn lại là của bạn” và không thấy rằng họ đang gây ra rắc rối hay dạy một tín lý gây tranh cãi. Tuy nhiên khi một người theo thuyết Calvin muốn làm rõ điều Kinh thánh nói về những điều này, người ấy lại gâp ra rắc rối.
54) Sự khích lệ của chúng ta đối với những người không theo thuyết Calvin
Như chúng ta đã nói về sự được chọn và thương xót. Ân điển là Đức Chúa Trời chọn chúng ta để chúng ta sẽ chọn Ngài. Đối với những người theo phái Arminian (không thuộc phái Calvin) vẫn hồ nghi sự liên quan hoàn toàn đến quyền năng ăn điển, lời khuyên của chúng ta là hãy đọc Kinh thánh với thái độ: Lạy Chúa, xin ban cho con cặp mắt để nhìn thấy Ngài và sự oai nguy, quyền năng của Ngài. Kế đến đọc từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền trong một năm. Người không theo thuyết Calvin sẽ ngạc nhiên thể nào tấm lòng của họ trước đây đã không chịu nhìn thấy. Đúng vậy, hầu như trong mỗi trang Kinh thánh. Có lẽ Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta cặp mắt để nhìn thấy (Ma-thi-ơ 13:13-15).
55) Sự khích lệ của chúng ta dành cho những người theo thuyết Arminian là ngoài Kinh thánh họ nên đọc các sách của Augustine, Calvin, Lu-ther, và Puritans, Newton, Edwards, và Spurgeon. Chúng ta sẽ ngạc nhiên thể nào nhiều người không theo thuyết Calvin đã còn chưa đọc những điều mà các bên khác nói đến. Tại sao? Có lẽ vì chúng ta coi trọng hành động. Chúng ta coi trọng việc người trở lại đạo hơn những vấn đề khác. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy sự trở lại đạo thật nếu phần này trong thần học của chúng ta còn bị sai lệch hay mơ hồ? Chúng ta phải nghiên cứu và nói về nó nếu chúng ta hiểu điều lời của Đức Chúa Trời dạy. Chúng ta không được thu mình trong sợ hãi.
56) Chỉ khoe mình trong Đấng Christ
Điều đáng buồn về thuyết Arminian, hay người không theo Calvin là làm giảm tín lý về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đọc “vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian… hễ ai…” và kết luận bằng việc tập trung vào ý chí tự do của con người, hơn là đơn sơ thừa nhận sự cứu rỗi liên quan đến ý chí tự do của con người, nhưng không nhấn mạnh nó hoặc tạo ra một trường hợp cho cái thường được gọi là ý chí tự do của con người, làm lệch đi ý trong cuộc trò chuyện của Chúa Giê-xu với Ni-cô-đem – Đức Chúa Trời tể trị và Ni-cô-đem phải được sanh lại. Sự tập trung vào ý chí tự do của con người như vậy sẽ làm lệch ý của toàn bộ Kinh thánh. Làm cho một người cảm thấy ở trong hướng dẫn hay cảm thấy mình tốt hơn, người theo thuyết Arminian thừa nhận quyền năng của Đức Chúa Trời ở một mặt, nhưng hầu như từ chối khi đến sự cứu rỗi và được chọn. Họ không tận hưởng quyền năng cứu rỗi lớn lao của Đức Chúa Trời, sự vinh hiển của Ngài và niềm vui đến với những tín hữu tin theo tất cả những gì mà Đức Chúa Trời dành cho họ trong Chúa Giê-xu. Cuối cùng, những người không theo thuyết Calvin phải nói rằng: “Điều khác nhau duy nhất giữa tôi và những người hư mất là tôi đã có một quyết định.” (See Sproul’s article, “The Pelagian Captivity.”) Chắc rằng chúng ta không muốn làm hạn chế kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Cha, công việc trên thập tự của Chúa Cứu Thế, và sự ngự trị của Chúa Thánh Linh với chỉ một quyết định mà chúng ta đã thực hiện. Há không có gì hơn việc chúng ta được biệt riêng so với người bên ngoài Hội thánh sao? Tất nhiên, có.
57) Tạo nên một sự căng thẳng và chia rẻ hội thánh như Phao-lô đã nói từ rất lâu: “Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta; hầu cho, như có lời chép rằng: Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa” (1 Cô 1:30-31).
58) Ngữ cảnh của điều vị sứ đồ nói là thập tự giá của Chúa Giê-xu và sự cứu rỗi đối với tội nhân. Các tín hữu Cô-rinh-tô bị chia rẻ thành các bè phái và xâu xé nhau về những điều đó. Phao-lô nhắc họ về việc họ đến từ đâu và Đức Chúa Trời là ai: “Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời” (1 Cô 1:26-29). Đây là tình yêu của Đức Chúa Trời cho những tội nhân không xứng đáng–một sự tập trung vào thiên thượng chứ không phải con người. Nhớ rằng thập tự giá, tội lỗi, sự yếu đuối của họ, và kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời là hy vọng hiệp một duy nhất của người Cô-rinh-tô. Đức Chúa Trời không muốn người nào khoe khoang hay dành phần mà Chúa đã làm. Khi chúng ta ca ngợi và nhấn mạnh những sự dạy dỗ của Kinh thánh về quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi, như thuyết Calvin, chẳng phải chúng ta đang làm y như điều 1 Cô-rinh-tô 1:31 nói sao? “Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa.”
THƯ MỤC
Believer’s Study Bible, The. Criswell, W. A. ed. Nashville: Thomas Nelson, 1991.
Credo Magazine Interview of Ken Stewart. “Is Calvinism Anti-Missionary?” April 16, 2012.
http://www.credomag.com/2012/04/16/is-calvinism-anti-missionary.
English Standard Version Study Bible, The. Wheaton: Crossway, 2009.
Gibson, David and Jonathan Gibson. From Heaven He Came and Sought Her: Definite Atonement in Historical, Biblical, Theological, and Pastoral Perspective. Wheaton, Illinois: Crossway, 2013.
Haykin, Michael. “Calvin and the Missionary Endeavor of the Church” in Joel R. Beeke, ed., Calvin for Today (Grand Rapids: Reformation Heritage Books, 2009), 169–79.
- Audio: Calvin and the Missionary Endeavor of the Church (Puritan Reformed Theological Seminary, Grand Rapids, Michigan).
Horton, Michael. “Should You Pray for God to Save Your Loved Ones?” July 4, 2012.
http://www.whitehorseinn.org/blog/2012/07/04/should-you-pray-for-god-to-save-your-loved-ones/
Johnson, Phillip. “A Primer on Hyper-Calvinism.” 1998.
http://www.spurgeon.org/~phil/articles/hypercal.htm
Juhnke, Timothy. Sermon “Decisional Regeneration.” Nov 30, 2005.
http://www.sermonaudio.com/sermoninfo.asp?SID=121050625
Mohler, Albert. “The Reformation of Doctrine and the Renewal of the Church: A Response to Dr. William R. Estep.” Founders Journal. 29/Sum 1997.
http://www.founders.org/journal/fj29/article2.html
(William Estep’s article, “Calvinizing Southern Baptists,” Texas Baptist Standard, 26 March 1997, can be found here http://www.founders.org/journal/fj29/article1.html.)
Murray, Iain H. Spurgeon v. Hyper-Calvinism: The Battle for Gospel Preaching. Edinburgh: Banner of Truth Trust, 1995.
Nettles, Tom J. By His Grace and for His Glory: A Historical, Theological, and Practical Study of the Doctrines of Grace in Baptist Life. Revised and expanded 20th anniversary edition. Cape Coral, Florida: Founders Press, 2006 [1986].
Nicole, Roger. “An Open Letter to Dr. William Estep.” Founders Journal. 29/Sum 1997.
http://www.founders.org/journal/fj29/article3.html
Packer, J. I. A Quest for Godliness: The Puritan Vision of the Christian Life. Wheaton, Illinois: Crossway, 2010 [1990].
- Quoting from C. H. Spurgeon, The Early Years, Autobiography, vol 1 (Banner of Truth: London, 1962), p. 172. (Quest, p. 345, note 7.)
Piper, John. “Charles Spurgeon: Preaching Through Adversity.” 1995 Bethlehem Conference for Pastors.
- Quoting Spurgeon from An All Round Ministry, p. 337.
- Quoting Spurgeon from An All Round Ministry, p. 160.
- Citing Bob L. Ross, A Pictorial Biography of C. H. Spurgeon, (Pasadena, TX: Pilgrim Publications, 1974), p. 66, quoting Spurgeon.
- Quoting Spurgeon from A Marvelous Ministry, p. 121.
http://www.desiringgod.org/resource-library/biographies/charles-spurgeon-preaching-through-adversity
Piper, John. “Limited Atonement: TULIP.” Part 7. March 15, 2008.
http://www.desiringgod.org/resource-library/seminars/tulip-part-7
Sproul, R. C. “The Pelagian Captivity of the Church.” Reproduced from Modern Reformation, Vol 10, Number 3 (May/June 2001), pp. 22-29.
http://www.bible-researcher.com/sproul1.html
“Truth, Trust, and Testimony in a Time of Tension.” A Statement from the Calvinism Advisory Committee. June-August 2013.
http://www.sbclife.org/Articles/2013/06/sla5.asp