(Ê-phê-sô 1:15-23)
Nhiều người gần như không bao giờ đi nhóm mà lại tưởng họ thuộc về Chúa thì làm sao có thể được? Việc đi nhóm hay không chẳng phải là vấn đề chính vì Kinh Thánh không có chỗ nào bắt chúng ta phải “đi nhóm.” Tuy nhiên, nếu không bao giờ gặp anh em trong Chúa thì làm sao thể hiện tình yêu thương với họ được?
Nếu chúng ta là một trong số người vậy thì chúng ta nên bỏ tưởng tượng rằng chúng ta đã được cứu rồi, nài xin Chúa cứu chúng ta thật sự, ban cho chúng ta đức tin sống kèm theo tình yêu thương từ nơi Chúa dành cho hội thánh Ngài.
- “17 Tôi nài xin Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, là Cha vinh quang, ban cho anh em linh của sự khôn ngoan và sự mặc khải, để anh em nhận biết Ngài.”
Ngoài việc cảm tạ Chúa đã cứu dân Ê-phê-sô ra, Phao-lô còn nài xin cho họ hai điều nữa. Đây cũng là một số điều thật bất ngờ cho chúng ta. Đầu tiên là điều này: chủ yếu ông xin Chúa ban cho họ sự hiểu biết. Vì sự hiểu biết này không thể nào từ con người mà phát hiện hoặc suy ngẫm ra nên ông xin Chúa ban cho họ “linh của sự khôn ngoan và sự mặc khải” để họ mới biết Ngài. Nếu họ đã tiếp nhận Chúa rồi thì sao lại ông mới cầu nguyện rằng họ sẽ nhận biết Ngài vậy? Vì quá trình trưởng thành của chúng ta chủ yếu là một cuộc hành trình tìm hiểu về Chúa và vì Đức Chúa Trời là linh nên chúng ta chỉ có thể hiểu được Ngài một cách thuộc linh. Các thư viện trên thế giới đầy bao nhiêu quyển sách viết về đạo Tin Lành và đức tin Cơ đốc bởi những người không tin, chẳng hiểu Đức Chúa Trời vì họ chưa được ban linh khôn ngoan bởi Ngài.
- “18 Tôi cũng xin Ngài soi sáng con mắt của lòng anh em, để anh em biết niềm hi vọng mà Chúa đã gọi anh em đến là gì, sự phong phú của cơ nghiệp vinh quang Ngài trong các thánh đồ là thể nào, 19 và đâu là quyền năng vĩ đại không dò lường được của Ngài đối với chúng ta là những người tin, theo sự tác động của quyền năng siêu việt của Ngài. 20 Đó là quyền năng Ngài đã thực hiện trong Đấng Christ khi khiến Đấng Christ từ cõi chết sống lại, và đặt ngồi bên phải Ngài trong các nơi trên trời, 21 vượt trên tất cả mọi quyền thống trị, mọi thẩm quyền, mọi thế lực, mọi chủ quyền, và mọi danh hiệu, không chỉ trong đời nầy mà cả đời sắp đến nữa. 22 Ngài đã đặt vạn vật dưới chân Đấng Christ và lập Đấng Christ làm đầu mọi sự vì Hội Thánh. 23 Hội Thánh là thân thể Ngài, là sự đầy dẫy của Đấng làm viên mãn mọi sự trong mọi loài.”
Cụ thể điều Phao-lô mong Chúa sẽ cho dân Ê-phê-sô hiểu được rằng:
Thứ nhất: niềm hy vọng mà Chúa đã gọi họ đến. Bản chất của đạo Tin lành là chúng ta được gọi để tận hưởng vương quốc của Đức Chúa Trời, là trời mới và đất mới sau khi Ngài tái sáng tạo vũ trụ. Một người được Đức Chúa Trời ban con mắt nhìn thấy tương lai này sẽ sống trên đời này hoàn toàn khác với thiên hạ. Tức là họ không cần giành giữ những thứ mà dân ngoại xem là quý báu mà lại không có hy vọng. Dù chúng ta bệnh, nghèo, bị bắt bớ, đau khổ, v.v. thì chúng ta vẫn không than thở bởi vì chúng ta còn một hy vọng để dành cho ngày Chúa Giê-xu tái lâm, là chúng ta sẽ kế thừa vương quốc và cùng tham gia vào vinh hiển của Đức Chúa Trời.
-Guest “CG”
(GSiV: Prayer; Ân Điển của Phúc Âm)