What is legalism?
David Platt đã nói / David Platt has said:
‘Theo chủ nghĩa duy luật là sống với ý niệm chúng ta có thể tìm kiếm được ân điển, sự tha thứ, và sự vui lòng của Đức Chúa Trời bằng những việc làm của cá nhân mình….
- ‘Legalism is living as if you can earn the grace and forgiveness and pleasure of God with your personal performance….
‘Tôi xin đưa ra cho quý vị hai hình ảnh để minh họa cách suy nghĩ hai hình ảnh để minh họa cách suy nghĩ này đã thâm nhập vào đời sống chúng ta như thế nào. Tôi xin đưa ra hai hình ảnh ở đây. Hãy cùng tưởng tượng với tôi.
- ‘Let me give you an example of how this thinking creeps in. Let me give you two scenarios. Imagine this with me. Two scenarios.
‘Hình ảnh thứ nhất: Buổi sáng đồng hồ báo thức vang lên và quý vị thức dậy ngay lập tức vì biết mình cần có thì giờ tĩnh nguyện. Vì vậy quý vị ra khỏi giường và dành một ít thời gian để cầu nguyện, một ít thời gian để đọc kinh thánh. Một ngày mới bắt đầu thật suôn sẻ. Từ đó quý vị đi làm. Dường như ở bất cứ nơi nào quý vị đến mọi thứ đều đã được lên kế hoạch. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời thật rõ ràng trên đời sống quý vị. Mọi thứ thật suôn sẻ. Quý vị đang đồng đi với Ngài, sống trong mối tương giao với Ngài, và rồi đến cuối ngày, trên đường về, quý vị có cơ hội chia sẽ về Chúa cho một người kia. Đó là hình ảnh thứ nhất.
- ‘Scenario One. Your alarm clock goes off in the morning and you wake up immediately because you know you have got quiet time ahead of you. And so you get out of bed and you go and you spend some time in prayer and you spend some time in the Word and things are going good from the very beginning of your day. You are off to work from there. It seems like everywhere you go you have got things planned out. The presence of God is so real in your life. Things are going well. You are walking with Him, living in communion with Him, and you get to the end of your day and on your way home, you have the opportunity to share the gospel with somebody else. That is Scenario Number 1.
‘Hình ảnh thứ hai: Buổi sáng chuông báo thức vang lên và quý vị bấm nút im lặng hết sáu hay bảy lần gì đó. Ngủ lại, ngủ nữa, ngủ mãi cho đến khi quý vị không còn đủ thì giờ tĩnh nguyện nữa. Quý vị thức dậy, vội vã chuẩn bị để đi làm, và mọi thứ dường như không hề có trật tự. Chẳn có điều gì diễn ra đúng theo ý muốn. Quý vị trải qua một ngày không có điều gì được lên kế hoạch cả, và sự hiện diện của Đức Chúa Trời dường như ở khắp nơi ngoại trừ cuộc đời của quý vị vào thời điểm đó. Ngài thậm chí dường như còn không ở gần đó. Quý vị luôn phải nổ lực tối đa để hoàn thành mọi việc. Vào cuối ngày quý vị hoàn toàn kiệt sức. Một số người trong quý vị đã từng sống như thế trong tuần này. Cuối cùng một ngày cũng trôi qua. Trên đường về nhà, quý vị cũng có cơ hội để chia sẽ Phúc Âm cho một người kia.
- ‘Scenario Two. The alarm clock goes off in the morning and you hit it about 6 or 7 times. Snooze, snooze, snooze until there is not a chance you are having a quiet time, the morning is anything but quiet for you. You get up, rush, get ready, and you are off to work and everything is disorganized. Nothing is working out the way it was supposed to. You are going throughout your day and you don’t have anything planned and the presence of God seems anywhere but near your life at this point. It is nowhere close. You are running through trying to get things done. Finally you get to the end of an exhaustive day. Some of you have been there this week. You get to the end. You get to the end of your day and you head home and on your way home you have opportunity to share the gospel with someone.
‘Với hai hình ảnh đó, đây là câu hỏi mà tôi muốn đặt ra cho quý vị. Trong trường hợp nào Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho quý vị để dẫn đưa người đó đến với Ngài? Hầu hết chúng ta đều sẽ nói “tất nhiên là trường hợp thứ nhất”. Nhưng tại sao chúng ta lại suy nghĩ như vậy? Đây là lời giải thích cho suy nghĩ đó. Là bởi vì chúng ta thật sự tin rằng Đức Chúa Trời ban phước cho mình dựa trên các việc làm của chúng ta trong ngày.
- ‘Now with those two scenarios, here is the question that I want to ask you. In which of these scenarios do you think God is more likely to bless you in leading that person to Christ? Our tendency is, the majority of us would say, “Definitely the first scenario.” But why do we even think that? Here is why we even think that. Because we really believe that God is blessing our lives [that it] is somehow based on our performance during the day.
‘Tại sao Đức Chúa Trời lại ban phước ở đây nhiều hơn ở kia? Câu trả lời của chúng ta có thể là bởi vì ở đây tôi bước đi với Ngài. Ở kia tôi cảm thấy không xứng đáng. Tối đã làm với Ngài suốt cả ngày. [Tôi đã phớt lờ Ngài cả ngày.] Tôi đã không ở đúng vị trí thuộc linh để chuẩn bị sẵn sàng, nên chắc Ngài sẽ không sử dụng tôi nhiều như những lúc khác. Chúng ta đang khám phá lẽ thật ẩn giấu trong cốt lõi của Cơ Đốc Giáo. Chúng ta phải gạt bỏ suy nghĩ ràng Đức Chúa Trời ban phước dựa trên việc làm của chúng ta. Không hề như vậy, Đức Chúa Trời ban phước không hề dựa trên việc làm của chúng ta. Đức Chúa Trời ban phước trong cả hai trường hợp dựa trên ân điển của Ngài và không gì khác hơn. Không dựa trên những gì chúng ta dâng lên cho Ngài. Điểm chính yếu của Cơ Đốc Giáo là: Những gì tốt nhất chúng ta đem dâng lên Ngài là vẫn chưa tốt đủ.’
- ‘Why would God be more likely to bless here than there? And our answer might be because over here, I was walking with Him. Over here, I just wouldn’t feel worthy. I have ignored Him all day. I wouldn’t be where I need to be spiritually in order to be ready for that, so He probably wouldn’t use me as much. That is uncovering the hidden truth at the core of our We have got to weed out this idea that God’s blessing is based on our performance. It is not. It is not based on our performance. God’s blessing in either one of these scenarios is based on His grace and nothing else. It is not based on what you and I have to bring to the table. The whole point of Christianity is the best that we bring to the table, is still not good enough.’
-‘Sống Trong Đấng Christ,’ trg. 9-11 (2007). By David Platt. © David Platt & Radical. Website: Radical.net (http://www.radical.net/files/uploads/Abide_TS1_VIE.pdf). / ‘Abide: The Disciple’s Identity: Part 1: You in Christ,’ Matthew 11:28-30, pages 4-5 (2007). By David Platt. © David Platt & Radical. Website: Radical.net (http://www.radical.net/files/uploads/ABIDE_TS1_Web.pdf).
Phương pháp ‘Môn Đồ Hóa Dựa Trên Sự Vâng Phục’ là chủ nghĩa luật pháp phải không?
Kinh Thánh nói gì về môn đồ hóa? Xem thêm: