‘Theo Kinh Thánh, sự tiền định được giới hạn cho một số người được chọn, và sự tiền định bảo đảm cho địa vị hiện tại và số phận tương lai của họ. Về mặt thần học, thuật ngữ nầy đã được dùng để bao gồm tất cả mọi sự, có nghĩa là được dùng như một từ đồng nghĩa với kế hoạch toàn diện của Đức Chúa Trời. Từ định nghĩa về thần học nầy, thật dễ cho một số hình thức của thuyết Calvin dùng sự tiền định cho số phận của người không được chọn lựa. Vì thế đã xuất hiện giáo lý tiền định kép. Tuy nhiên, đây là một giả định về mặt lý luận, chứ không căn cứ trên các phân đoạn Kinh Thánh. Kinh Thánh nói rõ người được chọn thì được tiền định, nhưng không bao giờ gợi ý có một nguyên chỉ tương tự để chọn một số người cho bị định tội. Kinh Thánh dường như muốn để vấn đề ấy lại thành lẽ mầu nhiệm, và chúng ta cũng nên làm giống như thế.
‘3. Sự biết trước. Chữ proginoskô được dùng (a) để chỉ về sự hiểu biết từ trước trong trần thế nầy (Công vụ 26:5; 2 Phi-e-rơ 3:17); (b) chỉ về mối quan hệ của Đức Chúa Trời với Ysơraên (Rô-ma 11:2); và (c) chỉ về sự hy sinh của Đấng Christ (Công vụ 2:23; 1 Phi-e-rơ 1:20); và (d) chỉ về dân sự của Đức Chúa Trời ngày nay (Rô-ma 8:29; 1 Phi-e-rơ 1:2).
‘Cuộc tranh luận tập trung quanh vấn nạn: Có tồn tại mối tương quan đến mức nào trong chữ “sự biết trước.” Có phải chữ nầy chỉ đơn thuần nói Đức Chúa Trời biết trước theo ý nghĩa là biết trước mà không có một mối tương quan nào cả? Hoặc một biến thể của ý nầy: Có phải chữ nầy nói Ngài đã nhìn thấy trước về đức tin chứ không thấy trước về con người? Hoặc như thần học Calvin: Có phải Ngài đã liên hệ Ngài với con người từ trước cõi thời gian bằng cách nào đó, để rồi có một mối liên kết nhân quả khiến cho “biết trước” trên thực tế tương đương với “tiền định” hay “chỉ định trước”? Rõ ràng điều được biết trước chính là con người, chứ không phải đức tin của họ (Rô-ma 8:28-29). Cũng rõ ràng, sự biết trước như một nhận thức đơn thuần thì sự biết trước ấy không phải là cơ sở của sự chọn lựa, vì 1 Phi-e-rơ 1:2 bao gồm cả sự quyết định về phần Đức Chúa Trời nữa. Sự chọn lựa phù hợp với (kata) sự biết trước, và sự biết trước đó đã bao gồm cả thủ tục được dùng để tiến hành sự chọn lựa. Do vậy, có mối tương quan nào đó và/hoặc một quyết định nào đó vốn có sẵn trong ý nghĩa của việc biết trước. Chắc chắn câu 20 [1 Phi-e-rơ 1:20] bao gồm cả những ý tưởng đó, bằng không thì sẽ không bảo đảm được điều gì về sự hy sinh của Đấng Christ. Tương tự, có tính quyết định dứt khoát và tính biết chắc chắn trong Công vụ 2:23 và Rô-ma 11:2. Cách dùng chữ nầy trong Ngụy Kinh cũng bao gồm tính biết chắc chắn: “Và Sự đoán xét của Ngài ở trong sự biết trước của Ngài” (Judith 9:6). Đúng là chữ nầy không nói “chọn,”nhưng cũng không thể bị giảm xuống thành một khái niệm trung tính chỉ về riêng một mình sự nhận thức. Nó thực sự bao gồm sự quyết định, rồi đến lượt sự quyết định phải bao gồm cả sự bảo đảm xuất phát từ sự biết chắc chắn.’
-Charles Ryrie, Thần Học Căn Bản, tr. 383-384.
Read the whole thing here
[While we strongly disagree with Mr. Ryrie on his views of “non-lordship,” we think he has some valuable insight here regarding election. (For a biblical view of “Lordship” read this.)]
(GSiV: Election & Evangelism and Calvinism; Calvin on Election and Predestination)