QUYỀN NĂNG CAO CẢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Ở VIỆT NAM (Ê-phê 1:4-5)

Clarity on the gospel: Why Jesus came 

“Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống.”Rô-ma 14:9 VIE1925 “For to this end Christ died and lived again, that he might be Lord both of the dead and of the living.” (Romans 14:9, ESV)  
“Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin-lành mà tôi đã rao-giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững-vàng trong đạo ấy, và nhờ đạo ấy, anh em được cứu-rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô-ích. Vả, trước hết tôi đã dạy-dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận-lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh-thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh-thánh;”I Cô-rinh-tô 15:1-4 VIE1925 “Now I would remind you, brothers, of the gospel I preached to you, which you received, in which you stand, and by which you are being saved, if you hold fast to the word I preached to you—unless you believed in vain. For I delivered to you as of first importance what I also received: that Christ died for our sins in accordance with the Scriptures, that he was buried, that he was raised on the third day in accordance with the Scriptures,” (1 Corinthians 15:1–4, ESV)  
“là Đấng phó mình vì tội-lỗi chúng ta, hầu cho cứu chúng ta khỏi đời ác nầy, y theo ý-muốn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta,”Ga-la-ti 1:4 VIE1925 “who gave himself for our sins to deliver us from the present evil age, according to the will of our God and Father,” (Galatians 1:4, ESV)  
“Vậy thì, vì con-cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá-diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma-quỉ, lại cho giải-thoát mọi người vì sợ sự chết, bị cầm trong vòng tôi-mọi trọn đời.”Hê-bơ-rơ 2:14-15 VIE1925 “Since therefore the children share in flesh and blood, he himself likewise partook of the same things, that through death he might destroy the one who has the power of death, that is, the devil, and deliver all those who through fear of death were subject to lifelong slavery.” (Hebrews 2:14–15, ESV)  
“Vả, Đấng Christ cũng vì tội-lỗi chịu chết một lần, là Đấng công-bình thay cho kẻ không công-bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác-thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh-hồn thì được sống.”I Phi-e-rơ 3:18 VIE1925 “For Christ also suffered once for sins, the righteous for the unrighteous, that he might bring us to God, being put to death in the flesh but made alive in the spirit,” (1 Peter 3:18, ESV)  
“Vả, các con biết Đức Chúa Jêsus-Christ đã hiện ra để cất tội-lỗi đi, và biết trong Ngài không có tội-lỗi.”I Giăng 3:5 VIE1925 “You know that he appeared in order to take away sins, and in him there is no sin.” (1 John 3:5, ESV)  

(GSiV: Phúc Âm Là Gì?Earning vs effort: grace, justification, and sanctification)

Trở về từ Xứ Xa, Ông Yuan–part 3

CHƯƠNG MỘT

Thế Giới Của Tôi Kết Thúc

Angela: Ngày 15 Tháng 5, 1993

‘Trời Chicago những ngày tháng Năm. Hơi ấm mùa xuân bắt đầu lan tỏa khắp thành phố mà chúng tôi gọi là nhà suốt hai mươi bốn năm qua. Nhưng tối hôm đó chúng tôi ngồi trong im lặng, cầm nĩa xăm món thịt xào cũng lạnh tanh và khô cứng như trái tim chúng tôi vậy.

‘Bữa ăn tối thật khổ sở, mà điều đó chẳng liên quan gì tới thức ăn.

‘Bạn sẽ cho rằng sau nhiều năm sống chung với Leon, người chồng thường cãi vã và không hiểu mình, thì tôi đã quen với cảnh chịu khổ. Nhưng đêm nay tôi choáng váng cách bất thường.’

-Christopher Yuan and Angela Yuan, Out of a Far Country: A Gay Son’s Journey to God. A Broken Mother’s Search for Hope (2011) / Trở về từ Xứ Xa: Hành trình của người con đồng tính quay về với Đức Chúa Trời và Hành trình của người mẹ đau khổ tìm thấy hy vọng (2022), tr. 11.

Xin mua ở đây

(GSiV: Phúc Âm Là Gì?repentanceGospel Grace Versus Dead Religion–part 6)

Trở về từ Xứ Xa, Ông Yuan–part 2

MỤC LỤC

1 Thế Giới Của Tôi Kết Thúc

2 Tiết Lộ Bí Mật

3 Kết Thúc Cho Một Khởi Đầu

4 Hai Cuộc Đời Ở Louisville

5 Được Sinh Lại

6 Đừng Cố Thay Đổi Con!

7 Những Bước Chập Chững

8 Tình Yêu Mới

9 Hôn Nhân Xây Trên Cát

10 Khởi Nghiệp

11 Buông Tay Để Đức Chúa Trời Hành Động

12 Những Buổi Tiệc Xiếc

13 Nỗi Hổ Thẹn Thầm Kín

14 Cuộc Sống Xa Hoa

15 Lạc Mất

16 Nhà Thờ Trang Trọng

17 Lời Cầu Xin Táo Bạo Và Nguy Hiểm

18 Phá Sản

19 Đếm Các Ơn Phước

20 Ra Khỏi Đống Rác

21 Đừng Để Con Khóc

22 Xuống Đến Tận Cùng

23 Yên Ninh Thay

24 Hy Vọng Và Tương Lai

25 Tia Hy Vọng

26 Cố Gắng Vượt Qua

27 Ra Toà Vì Lý Do Chính Đáng?

28 Kẻ Chỉ Điểm Hay Nhân Chứng Sáng Giá?

29 Hoàn Toàn Phi Thường

30 Tính Dục Thánh

31 Được Chuộc

32 Cuối Cùng Cũng Về Nhà

Lời Kết: Bây Giờ Họ Ở Đâu?

-Christopher Yuan and Angela Yuan, Out of a Far Country: A Gay Son’s Journey to God. A Broken Mother’s Search for Hope (2011) / Trở về từ Xứ Xa: Hành trình của người con đồng tính quay về với Đức Chúa Trời và Hành trình của người mẹ đau khổ tìm thấy hy vọng (2022).

Xin mua ở đây

(GSiV: Phúc Âm Là Gì?repentanceGospel Grace Versus Dead Religion–part 6)

Nhu mì và Khiêm nhường, Ông D. Ortlund—Part 2

‘Đây là quyển sách nói về tấm lòng của Đấng Christ. Ngài là ai? Ngài thật sự là ai? Điều tự nhiên nhất đối với Ngài là gì? Điều cháy bỏng bên lồng ngực Ngài là gì khi Ngài đến với tội nhân và những người đang đau khổ? Điều gì tuôn ra từ ngày cách tự do nhất, bản năng nhất? Ngài là ai?

‘Quyển sách này được viết cho những người đang chán nản, thất vọng, người mệt mỏi, ngừoi không còn anh hứng thú, người nghi ngờ và cảm thấy trống rỗng. Những người không còn chút năng lượng nhưng vẫn phải gắng gượng. Những người cảm thấy đời sống Cơ Đốc lúc nào cũng như phải chạy ngược lên một chiếc thang cuốn đang đi xuống. Những ai trong chúng ta nghĩ rằng, “Không hiểu sao tôi lại làm rối tung rối mù lên như vậy?” Cuốn sách này dành cho nỗi nghi ngờ ngày càng tăng rằng Chúa đã hết kiên nhẫn đối với mình rồi. Cho những ai trong chúng ta biết Chúa yêu mình nhưng lại nghĩ mình đã làm cho Ngài vô cùng thất vọng.’

-Dane Ortlund, Gentle and Lowly: The Heart of Christ for Sinners and Sufferers (2020) / Nhu Mì và Khiêm Nhường: Tấm Lòng của Đấng Christ Đối Với Tội Nhân và Người Đang Đau Khổ (2022), tr 1.

Mua sách ở đây

(GSiV: Taking our miseries to the LordReplacing our assumptions with God’s loveDane OrtlundPart 1)

Trở về từ Xứ Xa, Ông Yuan–part 1

‘Christopher Yuan, con trai người nhập cư gốc Hoa, đã phát hiện ra mình khác biệt ngay từ khi còn nhỏ. Anh đã bị hấp dẫn bởi những bạn cùng giới  khác. Khi anh trưởng thành, mẹ anh, bà Angela, hy vọng có thể kiểm soát đưuọc tình trạng này nhưng bà lại nhận ra cả bà và con trai đang rơi vào vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát. Sau nhiều năm đau lòng, bối rối và cầu nguyện, Yuans đã tìm nơi họ có thể hoàn toàn đầu phục, mong muốn của Đức Chúa Trời dành cho mọi gia đình. Câu chuyện của họ, được kể từ góc nhìn của cả hai mẹ con, mang lại hy vọng cho nhưng ai đang lạc lối trở về cùng Ngài. Cung ứng một tầm nhìn đầy thuyết phục về tình dục thánh khiết, Trở về từ xa xứ dành cho những người con lạc lối, cha mẹ của họ và cho những ai đang muốn làm mục vụ giữa những người đồng tính.’

-Christopher Yuan and Angela Yuan, Out of a Far Country: A Gay Son’s Journey to God. A Broken Mother’s Search for Hope (2011) / Trở về từ Xứ Xa: Hành trình của người con đồng tính quay về với Đức Chúa Trời và Hành trình của người mẹ đau khổ tìm thấy hy vọng (2022).

Xin mua ở đây

(GSiV: Phúc Âm Là Gì?repentanceGospel Grace Versus Dead Religion–part 6)

Năm Luận Điểm: Ông John Piper–part 11

‘2. Những lẽ thật này giúp bảo vệ tôi không bỡn cợt với những điều thiêng liêng.

‘Một trong những điều sai trật của nền văn hóa chúng ta là sự sáo rỗng, láu lỉnh và ranh mãnh. Ti vi là một trong những thứ chủ yếu để duy trì cơn nghiện của chúng ta về những điều hời hợt và vặt vãnh. Cách suy nghĩ của chúng ta về Đức Chúa Trời cũng bị ảnh hưởng bởi những điều đó.

‘Sự nghiêm túc không phải là điều xa xỉ trong thời đại của chúng ta. Có lẽ đã từng có một thời trước đây. Và đúng, có một sự thiếu cân bằng ở một số người ngày nay vì họ dường như không thể thư giãn và nói chuyện về thời tiết. Nhưng tôi thấy điều đáng buồn hơn nhiều ở thời nay là có những người không thể nào có lòng tôn kính. Họ dường như chưa bao giờ kính sợ sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Họ chỉ biết một trạng thái quan hệ là: hời hợt. Đó là một sự bất lực bi thương và nghèo nàn.’

-John Piper, Năm Luận Điểm: Hướng Đến Một Trải Nghiệm Sâu Nhiệm Hơn về Ân Điển của Đức Chúa Trời, Việt 2020, (Five Points, 2013), tr. 86.

E-book of Piper’s, Năm Luận Điểm, now available

(GSiV: ElectionAtonementPiperEternal securitySalvation)

Baptist Catechism (1689) (Tiếng Việt)–part 2

H.3: Làm thế nào để biết được là có Đức Chúa Trời?

Đ.: Sự khải thị của tự nhiên cho con người và công việc của Ngài trong giới

thọ tạo giúp công bố rằng hiển nhiên là có Đức Chúa Trời; nhưng chỉ có Lời Ngài trong Kinh Thánh và Đức Thánh Linh của Ngài mới có khả năng giúp bày tỏ đẩy đủ và hiệu quả về Đức Chúa Trời và về sự cứu rỗi cho tội nhân.

(Rô. 1:19-20; Thi. 19:1-3; Công. 17:24; 1Cô. 2:10; 2Ti. 3:15-16)

Giáo Lý Vấn Đáp–Theo Quan Điểm Tin Lành Báp Tít (1689), Baptist Catechism (1689).

Translated by ĐNT.

Read more here

(GSiV: A Few Confessions of Faith in Vietnamese)

Tin Lành Là Gì? của Ông Gilbert–part 9

CHƯƠNG 7: GIỮ VỮNG THẬP TỰ GIÁ Ở TRUNG TÂM 

‘Tại một thời điểm trên Thiên Lộ Lịch Trình của tác giả John Bunyan, người hùng của câu chuyện, tên là Cơ Đốc Nhân, thấy mình đang nói chuyện với hai người bạn sơ giao tên là Hình thức (Formalist) và Đạo đức giả (Hypocrisy). Giống như anh, họ khẳng định rằng, họ cũng đang trên đường đến Thành phố Thiên Đàng, và họ rất chắc chắn sẽ đi đến nơi bởi vì nhiều người ở đất nước họ đã đi theo con đường này trước đây.’

-Greg Gilbert, Tin Lành Là Gì? / What is the Gospel?

(AmazonPDF)

(GSiV: Phúc Âm Là Gì?Chúa Jesus Là Ai? của Ông Gilbert)

None of us grows through pressure

‘If we expect each other to begin healing immediately, as soon as something is out in the light, we kill the whole point of mutual confession. God does not extend forgiveness to us vertically with an attached timescale; why would we put a timescale on each other horizontally? Certainly, we want to feel the urgency of the need for growth; the joy and usefulness and very soul health of the sinner is at stake. But none of us grows through pressure. It is the very absence of pressure that creates a fertile environment for killing sin and growing.’

-Dane Ortlund, Deeper, pp. 117-118

(GSiV: GSiV Resource Page; Ray Ortlund;

Dane Ortlund;

Jerry Bridges)